Bài giảng Mua bán và sáp nhập - Chương 1 Khái quát về hoạt động M&A

Nội dung  1. Khái niệm về M&A từ góc độ kinh tế  2. Khái niệm “sáp nhập”, “mua lại” theo pháp luật Việt Nam  3. Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại  4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam  5. Lý do của việc thực hiện giao dịch M&A  6. Phân tích giá trị cộng hưởng trong các thương vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam

pdf80 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Mua bán và sáp nhập - Chương 1 Khái quát về hoạt động M&A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Khái quát về hoạt động M&A 1 Nội dung  1. Khái niệm về M&A từ góc độ kinh tế  2. Khái niệm “sáp nhập”, “mua lại” theo pháp luật Việt Nam  3. Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại  4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam  5. Lý do của việc thực hiện giao dịch M&A  6. Phân tích giá trị cộng hưởng trong các thương vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam 2 1. Khái niệm về M&A từ góc độ kinh tế  Sáp nhập (Mergers) xảy ra khi hai công ty (thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần. Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xóa bỏ và công ty mới sẽ phát hành chứng khoán thay thế (theo Investopedia).  Mua lại hay thâu tóm (Acquisitions) là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm lợi nhuận kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khác với sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công ty mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành công ty mới. 3 1. Khái niệm về M&A từ góc độ kinh tế  Thâu tóm hay mua lại (Acquisition) là khái niệm được sử dụng để chỉ một công ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một công ty khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó.  Hợp nhất công ty (merger) là khái niệm để chỉ hai hoặc một số công ty cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một công ty hoàn toàn mới, với tên gọi mới (có thể gộp tên của hai công ty cũ) trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ. 4 Các loại hình sáp nhập  Sáp nhập ngang là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường. Vi dụ: Công ty Thủy sản Hùng Vương mua Lâm Thủy sản Bến Tre FBT nhằm mở rộng diện tích vùng nuôi nguyên liệu đầu vào.  Sáp nhập dọc là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trị đó.  (a) sáp nhập tiến (forward) khi một công ty mua lại công ty khách hàng của mình. Công ty Tour Du lịch Thiên Minh mua chuỗi khách sạn Victoria là một ví dụ;  (b) sáp nhập lùi (backward) khi một công ty mua lại nhà cung cấp của mình, chẳng hạn như công ty sản xuất sữa mua lại công ty bao bì, đóng chai hoặc công ty chăn nuôi bò sữa. 5 Các loại hình sáp nhập  Sáp nhập mở rộng thị trường: Sản phẩm của 2 DN có liên quan nhưng không cùng ngành nghề.  Sáp nhập kiểu tập đoàn: 2 DN không liên quan. Ví dụ: một công ty sản xuất bột giặt mua một công ty sản xuất thuốc tẩy vệ sinh 6 Các loại hình sáp nhập  Dựa trên cách thức thực hiện giao dịch:  Sáp nhập mua: loại hình này xảy ra khi một DN mua lại một DN khác. Việc mua DN được tiến hành bằng tiền mặt hoặc bằng một số công cụ tài chính.  Sáp nhập hợp nhất: cả hai DN được hợp nhất dưới một pháp nhân mới và một thương hiệu mới được hình thành. Tài chính của hai doanh nghiệp sẽ được hợp nhất trong một DN mới 7 Sự khác biệt giữa sáp nhập và hợp nhất  Sự khác biệt giữa sáp nhập và hợp nhất thể hiện trong những trường hợp sau:  (i) chủ sở hữu công ty sáp nhập quyết định dùng thặng dư vốn để mua cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu, sau đó thay thế ban điều hành và quyết định chuyển hướng chiến lược của bộ phận bị sáp nhập; trong trường hợp hợp nhất, các công ty có quyền quyết định ngang nhau trong Hội đồng quản trị mới và do đó về lý thuyết có tiếng nói trọng lượng như nhau trong việc lựa chọn ban điều hành và chiến lược công ty sau này; 8 Sự khác biệt giữa sáp nhập và hợp nhất  Sự khác biệt giữa sáp nhập và hợp nhất thể hiện trong những trường hợp sau:  (ii) trường hợp “thôn tính mang tính thù địch” (hostile takeover), cổ đông của công ty bị sáp nhập được trả tiền để bán lại cổ phiếu của mình và hoàn toàn mất quyền kiểm soát công ty, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại xét cả về đăng ký và tổ chức; trong khi đó hợp nhất thể hiện không khí hợp tác rõ nét, tương tự như trường hợp sáp nhập “thân thiện” (friendly merger), đồng thời cho ra đời một công ty mới, có thể với tên gọi và thương hiệu mới, cổ phiếu niêm yết mới, chấm dứt sự tồn tại của cả hai công ty cũ. 9 10 Phân biệt sáp nhập với liên doanh 11 2. Khái niệm “sáp nhập”, “mua lại” theo pháp luật Việt Nam  Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hay một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. (Điều 17 Luật Cạnh tranh).  Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.  Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một DN mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các DN bị hợp nhất. 12 3. Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại • Một số cách thức phổ biến thường được sử dụng sau: • (i) chào thầu; • (ii) lôi kéo cổ đông bất mãn; • (iii) thương lượng tự nguyện với Hội đồng quản trị và ban điều hành; • (iv) thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; • (v) mua tài sản công ty... 13 3. Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại • (i) Chào thầu (tender offer): • Công ty hoặc cá nhân hoặc một nhóm nhà đầu tư có ý định mua đứt (buyout) toàn bộ công ty mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của công ty đó bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường rất nhiều (premium price). • Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý công ty của mình. Ví dụ như công ty A đưa ra mức giá 45.000 đồng/cổ phần của công ty B trong khi giá của cổ phiếu đó trên thị trường chỉ là 35.000 đồng. 14 3. Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại • (ii) Lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights): • Thường được sử dụng trong các vụ “thôn tính mang tính thù địch”. Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình. • Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó. Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) trên thị trường để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu. Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện của công ty thôn tính vào Hội đồng quản trị.15 3. Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại • (iii) Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành là hình thức phổ biến trong các vụ sáp nhập “thân thiện” (friendly mergers): • Nếu cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng trong một vụ sáp nhập và những điểm tương đồng giữa hai công ty (về văn hóa tổ chức, hoặc thị phần, sản phẩm...), người điều hành sẽ xúc tiến để ban quản trị của hai công ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập. • Có không ít trường hợp, chủ sở hữu các công ty nhỏ, thua lỗ hoặc yếu thế trong cuộc cạnh tranh tìm cách rút lui bằng cách bán lại, hoặc tự tìm đến các công ty lớn hơn để đề nghị được sáp nhập hòng lật ngược tình thế của công ty mình trên thị trường.16 3. Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại • (iv) Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: công ty có ý định thâu tóm sẽ giải ngân để gom dần cổ phiếu của công ty mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương án này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu để lộ ý đồ thôn tính, giá của cổ phiếu đó có thể tăng vọt trên thị trường. • (v) Mua lại tài sản công ty gần giống phương thức chào thầu. Công ty sáp nhập có thể đơn phương hoặc cùng công ty mục tiêu định giá tài sản của công ty đó. Sau đó các bên sẽ tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp (có thể cao hoặc thấp hơn). Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ. 17 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam 18 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam 19 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam 20 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam 21 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam  Đa số các hoạt động M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngoài. Điều này giải thích bởi ba lý do sau:  Thứ nhất, DN nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lý trong việc tiến hành thuần thục các hoạt động M&A, trong khi DN Việt Nam còn bỡ ngỡ, nên không chủ động trong hoạt động này.  Thứ hai, DN nước ngoài mới tạo ra nguồn “hàng hóa” tốt cho cả cung và cầu trong M&A. Với tiềm lực tài chính, họ là khách hàng chính. Mặt khác các DN trong nước cũng chỉ muốn liên doanh, liên kết với DN nước ngoài nhằm khai thác thương hiệu và trình độ quản lý. 22 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam  Thứ ba, M&A là một hình thức đầu tư nước ngoài hiệu quả và phổ biến giúp các DN nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa mà không phải tốn chi phí thành lập, xây dựng thương hiệu và thị phần ban đầu.  Tuy nhiên, từ năm 2009 trở đi các DN Việt Nam bắt đầu là người đi mua chủ động 23 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam  Hình thức các vụ M&A ở Việt Nam mang tính chất “thân thiện” nhiều hơn  Các vụ sáp nhập thể hiện rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói. Vẫn mang hơi hướng của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây.  Tuy nhiên, một số thủ đoạn lắt léo trong thâu tóm DN (vụ Coca cola Việt Nam) và đối thủ (kem đánh răng Dạ Lan) cũng đã từng được sử dụng một cách bài bản. 24 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam  Cách thức M&A và tác nghiệp thực hiện ở Việt Nam còn sơ khai  Các vụ M&A chủ yếu là thâu tóm hay được gọi phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng là mua bán DN.  Đã bắt đầu xuất hiện một số trường hợp hợp nhất DN. VD: hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất thành Ngân hàng SCB. 25 4. Tổng quan về thực trạng M&A tại Việt Nam  Cách thức xây dựng, tổ chức thị trường M&A cũng thể hiện nhiều bất cập  Thiếu nơi gặp gỡ để cho các DN gặp gỡ và thực hiện M&A. 26 5. Lý do của việc thực hiện giao dịch M&A  Những động lực cụ thể của bên bán và bên mua  Giá trị cộng hưởng  Cộng hưởng tích cực và cộng hưởng tiêu cực  Nguồn gốc giá trị cộng hưởng 27 Những động lực cụ thể của bên bán và bên mua  Đối với Bên mua, động lực chính trong một thương vụ M&A thường gồm một hoặc nhiều nhân tố sau:  Sử dụng vốn dư thừa.  Tăng doanh thu.  Giảm chi phí, tận dụng tối đa các nguồn lực.  Áp lực tăng trưởng từ phía các nhà đầu tư.  Mong muốn giảm đối thủ cạnh tranh.  Nhu cầu giành được một chỗ đứng trong một thị trường mới về mặt địa lý (đặc biệt khi thị trường hiện tại đã bảo hòa).  Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. 28 Những động lực cụ thể của bên bán và bên mua  Đối với Bên bán, động lực chính của việc tham gia vào giao dịch M&A thường gồm một hoặc nhiều nhân tố sau:  Chủ DN muốn rút lui, muốn nghỉ, muốn chuyển sang lĩnh vực khác hoặc sẵn sàng nhượng lại toàn bộ/một phần DN với giá hợp lý.  Trước sức ép thị trường, DN không thể cạnh tranh nếu cứ hoạt động độc lập.  Chủ DN cần hoặc muốn cắt giảm chi phí thông qua việc tối ưu hóa các nguồn lực.  Thiếu vốn để mở rộng kinh doanh.  Tiếp cận nguồn lực tài chính, quản trị, thương hiệu, công nghệ.của Bên mua. 29 Ý nghĩa chung của việc thực hiện giao dịch M&A 30 Giá trị cộng hưởng  Cộng hưởng được Sirower định nghĩa là “sự tăng lên khả năng cạnh tranh và dẫn đến dòng tiền (cash flows) vượt quá những gì hai doanh nghiệp tạo ra một cách độc lập”.  Sau đó, định nghĩa về cộng hưởng cũng được bổ sung – cộng hưởng là một dạng quy trình tại giá trị chung mà qua đó lợi thế cạnh tranh được tăng lên – “Cộng hưởng xảy ra khi năng lực được chuyển giao giữa các doanh nghiệp M&A cải thiện vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp hợp nhất và sau đó là kết quả hoạt động của doanh nghiệp hợp nhất đó”. 31 Giá trị cộng hưởng Giá trị cộng hưởng là giá trị tăng thêm (∆V) : Trong đó: VT = giá trị công ty mục tiêu trước khi hợp nhất VA - T = giá trị công ty sau hợp nhất VA = giá trị công ty đi mua trước hợp nhất )V-(VVV TATA  [ 15-1] 32 Cộng hưởng tích cực và cộng hưởng tiêu cực  Cộng hưởng tích cực:  Giống như tăng trưởng và đa dạng hóa, cộng hưởng là một trong các động cơ chính yếu của M&A.  Cơ hội thay đổi xuất phát từ việc kết hợp 2 doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Các thay đổi này gồm thay đổi về cung, cầu, đổi mới công nghệ, hay đầu tư bởi doanh nghiệp đi mua. Giá trị cộng hưởng sẽ được tạo ra thông qua việc thay thế ban quản trị cũ bằng một ban quản trị tốt hơn, việc đạt được lợi thế nhờ quy mô, việc nâng cao các kỹ thuật sản xuất, sự kết hợp nguồn lực và tài sản, việc tăng quyền năng thị trường và các cơ chế tạo ra giá trị khác. 33 Cộng hưởng tích cực và cộng hưởng tiêu cực  Cộng hưởng tích cực:  Với phần lớn doanh nghiệp, cộng hưởng phản ánh việc loại trừ những chi phí không cần thiết gắn với quản trị, phân phối, sản xuất, tiếp thị và bán hàngĐặc biệt, việc giảm bớt các trang thiết bị và việc đóng cửa bớt các cơ sở/chi nhánh sản xuất kinh doanh hay việc cắt giảm nhân công thông thường dẫn đến cộng hưởng. 34 Cộng hưởng tích cực và cộng hưởng tiêu cực  Cộng hưởng tiêu cực:  Việc mất doanh thu do khách hàng tổ chức trước đây của cả doanh nghiệp đi mua và doanh nghiệp mục tiêu muốn duy trì nhiều nhà cung cấp, và lỗ vì doanh nghiệp đi mua xác định doanh thu biên nhất định có chi phí cao hơn so với lợi ích tài chính.  Ví dụ: trong thương vụ TRI, Kinh Đô chưa phát huy được hết thế mạnh của mình. Đầu tiên, Kinh Đô đã chưa tận dụng tốt hệ thống phân phối của TRI cũng như hỗ trợ TRI phát triển hiệu quả hơn thông qua hệ thống phân phối của mình. Kế đến, do nắm ít cổ phần hơn đối tác là Uni President (35% so với 43%) nên Kinh Đô không đủ quyền tác động đến chiến lược kinh doanh của TRI, dẫn đến hoạt động kinh doanh không đi cùng hướng. TRI không chú trọng phát triển sản phẩm chủ lực là nước giải khát mà lại đầu tư tài chính nhiều và thua lỗ, trong đó có cả việc đầu tư chéo sang cổ phiếu KDC và Kido’s. 35 Cộng hưởng tích cực và cộng hưởng tiêu cực  Nguyên nhân của cộng hưởng tiêu cực: Có thể chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến cộng hưởng không được như kỳ vọng, thậm chí gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp đi mua lại, bao gồm:  Phân tích lựa chọn nhầm đối tác.  Thanh tra đối tác (due diligence) quá sơ sài và cẩu thả.  Trả phí khuyến khích premium thực hiện thương vụ M&A quá cao, xuất phát từ kỳ vọng sẽ đạt giá trị cộng hưởng lớn, trong khi thực tế đạt được là khó khả thi.  Việc hợp nhất được tiến hành chậm trễ và không có kế hoạch chi tiết, cụ thể, dẫn tới chi phí để đạt được giá trị cộng hưởng tăng.  Sự kiêu ngạo của các nhà quản lý (management hubris).  Lợi ích cá nhân.  Và nhiều nguyên nhân khác 36 Nguồn gốc của giá trị cộng hưởng  Cộng hưởng trong hoạt động (vận hành).  Cộng hưởng về tài chính. 37 Nguồn gốc của giá trị cộng hưởng  Cộng hưởng trong hoạt động:  Hiệu quả kinh tế theo quy mô có thể đạt được sau 1 cuộc sáp nhập, cho phép cộng ty hợp nhất sinh lợi cao hơn, hoạt động hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn.  Quyền định giá mạnh hơn vì tính cạnh tranh giảm xuống và thị phần tăng lên, làm tăng biên lợi nhuận và thu nhập hoạt động.  Sự kết hợp giữa các điểm mạnh khác nhau, ví dụ như khi 1 công ty mạnh về marketing mua lại 1 công ty có dòng sản phẩm tốt .  Tỷ lệ tăng trưởng cao hơn trong thị trường hiện tại hoặc thì trường mới, khi 2 công ty được hợp nhất, ví dụ như khi 1 công ty kinh doanh hàng tiêu dùng của Mỹ mua lại 1 công ty trên thị trường Việt Nam có mạng lưới phân phối mạnh và thương hiệu nổi tiếng. Công ty của Mỹ sẽ sử dụng những thế mạnh này để đẩy mạnh doanh số của mình. 38 Nguồn gốc của giá trị cộng hưởng  Cộng hưởng tài chính: thể hiện bằng dòng tiền cao hơn hoặc chi phí vốn thấp hơn.  Sự hợp nhất giữa 1 công ty dư thừa tiền mặt (nhưng ko có nhiều cơ hội đầu tư ) và 1 công ty nắm giữ những dự án sinh lời cao (nhưng ko đủ tiền mặt để thực hiện) có thể tạo ra giá trị cao hơn cho công ty hợp nhất. Giá trị giá tăng xuất phát từ các dự án chỉ có thể thực hiện nếu có nguồn tiền mặt thặng dư của công ty thứ nhất. Sự cộng hưởng này thường xuất hiện khi các công ty lớn mua các công ty nhỏ hơn, hay khi các công ty cổ phần đại chúng mua lại các công ty tư nhân. 39 Nguồn gốc của giá trị cộng hưởng  Cộng hưởng tài chính: thể hiện bằng dòng tiền cao hơn hoặc chi phí vốn thấp hơn.  Năng lực vay nợ có thể tăng lên vì khi 2 công ty kết hợp lại với nhau, thu nhập và dòng tiền của công ty hợp nhất có thể ổn định hơn và dẽ dự báo hơn. Điều này cho phép nó vay được những khoản tiền lớn hơn so với khi còn là 2 công ty độc lập và thu được lợi ích thuế. Khoản lợi ích thuế có thể được phản ánh trong dòng tiền cao hơn hoặc chi phí vốn thấp hơn của công ty hợp nhất. 40 Nguồn gốc của giá trị cộng hưởng  Cộng hưởng tài chính: thể hiện bằng dòng tiền cao hơn hoặc chi phí vốn thấp hơn.  Lợi ích thuế có thể phát sinh nhờ những quy định về thuế đối với hoạt động mua lại hoặc do những khoản thua lỗ hoạt động thuần làm giảm thu nhập. Do đó , 1 công ty có khả năng sinh lời mua lại 1 công ty hoạt đông kém hiệu quả có thể sự dụng khoản thua lỗ hoạt động thuần của công ty này đẻ giảm gánh nặng thuế của mình. Lợi ích thuế cũng có thể đạt được khi 1 công ty có khả năng tăng chi phí khấu hao sau vụ mua lại , nhờ đó giá trị của nó tăng lên. 41 Ví dụ: M&A của HT1 và HT2 42 Ví dụ: M&A của HT1 và HT2 43 Phí khuyến khích trong hoạt động M&A  Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các lý do thất bại trong M&A gồm việc không lập kế hoạch để hợp nhất, thiên vị “cộng hưởng” và các hệ quả của nó, tốc độ hợp nhất chậm, mất giá trị từ sự thất bại trong kế hoạch chiến lược hiện tại và trả phí khuyến khích (premium) quá cao.  Sự thiếu tính toán cẩn thận, thiếu hợp lý, các mục tiêu quản trị được ưu tiên hơn là việc tối đa hóa lợi ích cổ đông thường dẫn đến việc bỏ thầu cao hơn và điều này làm tăng phí khuyến khích. 44 Đạt được giá trị cộng hưởng qua hợp nhất các bộ phận chức năng trong M&A  Cộng hưởng Marketing.  Cộng hưởng thương hiệu và sản phẩm.  Cộng hưởng quá việc hợp nhất chuỗi cung ứng.  Cộng hưởng và hoạt động thuê ngoài và tự sản xuất ở nước ngoài.  Cộng hưởng qua việc cắt giảm lao động  (xem thêm sách “Đi tìm giá trị công hưởng : toàn cảnh các thương vụ M&A tiêu biểu” trang 69-80. 45 •Thương vụ SCB, FICOMBANK, Tín Nghĩa •Thương vụ sáp nhập Vinpear và Vincom 6. Phân tích giá trị cộng hưởng trong các thương vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam 46 Giới thiệu SCB, FICOMBANK, Tín Nghĩa  Ngân hàng SCB  Cuối quý III/2011 vốn điều lệ 4.184 tỷ đồng.  Cuối quý III/2011 có khoản nợ Chính phủ và NHNN là 2.156 tỷ đồng. Dư nợ cho vay 42.171 tỷ đồng, với dự phòng rủi ro cho vay là 1.163 tỷ đồng. Có 7.907 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, tuy nhiên trích lập dự phòng chỉ là 1,89 tỷ đồng.  Chỉ tiêu ngoài bảng cân đối có cam kết phải thực hiện là 1.919 tỷ đồng và 540 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn gồm bảo lãnh vay vốn, cam kết L/C và các bảo lãnh khác. 47 Giới thiệu SCB, FICOMBANK, Tín Nghĩa  Ficombank  Cuối quý III/2011 vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.  Cuối quý III/2011 có tổng tài sản là 17.104 tỷ đồng. Vốn huy động là 8.799 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng 3.256 tỷ đồng.  Nợ xấu hết 31/12/2010 là 2,2% tổng dư nợ cho vay. 48 Giới thiệu SCB, FICOMBANK, Tín Nghĩa  Ngân hàng