Đặc điểm địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì dưới triều Nguyễn

TÓM TẮT Địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì biểu hiện đặc điểm địa hình, cấu tạo, sản vật, con người vùng đất này. Địa danh phản ánh sự đa dạng và phong phú loại hình sông nước vùng đất Nam Kì. Nam Kì là vùng đất hợp lưu các tộc người, ngôn ngữ và văn hóa: Việt, Hoa, Khme, Chăm. Vì vậy địa danh sông nước vùng này cũng mang dấu ấn văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc chung sống. Nghiên cứu địa danh sông nước góp phần làm rõ hơn đặc điểm vùng đất, văn hóa và con người Nam Kì dưới triều Nguyễn.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì dưới triều Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 3(28) - Thaùng 5/2015 5 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH SÔNG NƯỚC CÁC TỈNH NAM KÌ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN LÊ ĐỨC LUẬN(*) TÓM TẮT Địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì biểu hiện đặc điểm địa hình, cấu tạo, sản vật, con người vùng đất này. Địa danh phản ánh sự đa dạng và phong phú loại hình sông nước vùng đất Nam Kì. Nam Kì là vùng đất hợp lưu các tộc người, ngôn ngữ và văn hóa: Việt, Hoa, Khme, Chăm. Vì vậy địa danh sông nước vùng này cũng mang dấu ấn văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc chung sống. Nghiên cứu địa danh sông nước góp phần làm rõ hơn đặc điểm vùng đất, văn hóa và con người Nam Kì dưới triều Nguyễn. Từ khóa: địa danh, sông nước, Nam Kì, triều Nguyễn, ngôn ngữ và văn hóa ABSTRACT Place names river-water of Nam Ki give expression to terrain characteristics, composition, produce, and the of this land. Place names also reflect the diversity and abundance of river-water type Nam Ki lands. Nam Ki is the land that is confluence of peoples, languages and cultures: Vietnamese, Chinese, Khmer, Cham. So place names river-water of this land should also marked the culture and language of ethnic coexistence. Research place names river-water makes a contribution to a better understanding features of the land, and the identity of culture and people of Nam Ki under the Nguyen Dynasty. Keywords: place name, river-water, Nam Ki, Nguyen Dynasty language and culture 1. DẪN NHẬP(*) Nam Kì trước thời Nguyễn được gọi là xứ Đồng Nai. Năm 1698, Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai và đặt vùng đất này thành phủ Gia Định. Vua Minh Mạng năm 1832 đã đặt ra Nam Kì và chia vùng này thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Đó là các tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Các tỉnh này được dân gian chia thành 2 nhóm, 3 (*)PGS.TS, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng tỉnh miền Đông gồm Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đây là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hay đồng bằng Nam Bộ. Vùng này, đặc trưng tự nhiên là kinh rạch sông nước mênh mông nên địa danh sông nước khá phong phú và mang đặc trưng ngôn ngữ văn hóa vùng đất. Bài viết này chỉ là phác thảo bước đầu về đặc điểm địa danh sông nước vùng đất này, chủ yếu căn cứ vào tư liệu của [2] và [3]. 6 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH SÔNG NƯỚC NAM KÌ 2.1. Địa danh xét theo đặc điểm địa hình 2.1.1. Địa danh cửa biển, cửa sông 2.1.1.1. Địa danh có yếu tố loại danh Yếu tố loại danh ở đây chính là thành tố chung trong phức thể địa danh, là tên gọi chung cho một loại cấu tạo địa danh. Loại địa danh này thường bắt đầu các yếu tố ngôn ngữ là “cửa”, “vũng”, “cồn”, cổ. Địa danh có yếu tố “cửa”: Cửa Lấp (tỉnh Biên Hòa); Cửa Cần Giờ, Cửa Đồng Tranh, Cửa Lôi Rạp [3], còn gọi là Cửa Xoài (Soài) Rạp (nay gọi là Lôi Lạp (Soi Rạp), (tỉnh Gia Định); Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai (tỉnh Mĩ Tho); Cửa Mĩ Thanh, Cửa Trấn Di (tỉnh An Giang); Cửa Hương Úc, Cửa Rạch Giá, Cửa Đại, Cửa Đốc Vàng, Cửa Gành Hàu [3] (có thể đây có nhiều con hàu), Cửa Bồ Đề, Cửa Rạch Cóc, Cửa Lớn, Cửa Bãi Vọp, Cửa Đầm Cùng, Cửa Đá Bạc, Cửa Rạch Già, Cửa Mương Đào, Cửa Kim Qui, Cửa thứ Mười, Cửa thứ Chín, Cửa thứ Tám, Cửa thứ Bảy, Cửa thứ Sáu, Cửa thứ Năm, Cửa thứ Tư, Cửa thứ Ba, Cửa thứ Hai, Cửa thứ Nhứt, Cửa Bé, Cửa Rạch Sỏi, Cửa Rạch Đóng, Cửa Đại Kim Dự, Cửa Tiểu Kim Dự, Cửa Cà Ba, Cửa Sa Hào, Cửa Phì Phạt, Cửa Sa Ngao, Cửa Tân Dương (tỉnh Hà Tiên). Địa danh có yếu tố “vũng”, “cổ”, “cồn”: Vũng Tàu (tỉnh Biên Hòa); Cổ Chiên [3] (hình dạng cửa sông như cái cổ trong “cổ cò”), (tỉnh Vĩnh Long); Cồn Trăng, Thủy Cồn, (tỉnh Vĩnh Long). 2.1.1.2. Địa danh không có yếu tố loại danh Địa danh có yếu tố “cái” (từ chỉ đơn vị đứng trước danh từ), trong các nghĩa của từ này chưa thấy nói chỉ “sông”: Cái Cát (tỉnh Vĩnh Long). Nhưng “cái” có thể mang nghĩa “sông” bởi chúng tôi thấy có hiện tượng các địa danh có yếu tố “cái” liên quan đến “giang”: Cái Dâu Thượng: Thượng Thầm giang, Cái Mơng Lớn: An Vĩnh Giang, Cái Mít: Ba La Giang. Địa danh chỉ tên gọi riêng: Ngao Châu, Ba Rài (tỉnh Vĩnh Long), Xích Ram (tỉnh Biên Hòa). 2.1.2. Địa danh sông nước 2.1.2.1. Địa danh có yếu tố loại danh Loại địa danh này thường bắt đầu các yếu tố ngôn ngữ là “sông”, “rạch”, “đầm”, “vàm”, “kinh”, “vũng”, “bưng” để biểu thị đặc điểm loại danh. Các yếu tố “đầm”, “vũng”, “bưng” chỉ một vùng trũng thấp ngập nước và “vàm” chỉ ngã ba sông rạch hoặc sông con chảy ra sông lớn. [11] Địa danh có yếu tố “sông”: Sông Đồng Nai, Sông Bé, Sông Đồng Môn, Sông Mô Xoài (tỉnh Biên Hòa); Sông Bến Nghé, Sông Bến Lức, Sông Quang Hóa (tỉnh Gia Định); Sông Lớn, Sông Vũng Gù, Sông Trâu Trắng, Sông Cần Lố, Sông Cái Bè, Sông Cái Lá; (tỉnh Định Tường); Sông Long Hồ, Sông Vàm Tuần, Sông Hàm Luông, Sông Sốc Sãi Hạ (còn gọi là sông Tiên Thủy [2]), Sông Cái Muối, Sông Cần Thay, Sông Láng Thé (tỉnh Vĩnh Long); Sông Sau, Sông Sa Đéc, Sông Long Phụng, Sông Châu Đốc, Sông Trường Tiền (tỉnh An Giang). Địa danh có yếu tố “rạch”: Rạch Vắp, Rạch Đông, Rạch Cát, Rạch Choại, Rạch Lá Buôn, Rạch Bà Kí (tỉnh Biên Hòa); Rạch Bà Nghè, Rạch Ông Lớn, Rạch Ông Nhỏ, Rạch Cát, Rạch Đôi Ma, Rạch Lá, Rạch Gò Công, Rạch Khe Răng (tỉnh Gia Định); Rạch Bát Đông, Rạch Bát Chiêm, Rạch Gằm, Rạch Xoài Mút, Rạch Cái Thia (tỉnh Định Tường); Rạch Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long); Rạch Gỗ Đền (tỉnh An Giang). 7 Địa danh có yếu tố “kinh”, “vàm”: Kinh qua Gò Công, Kinh Trà Cú (tỉnh Gia Định); Kinh Bà Kèo hay Rạch Chanh, Kinh Vũng Gù (tỉnh Định Tường); Kinh Vĩnh Tế, Ba Lạch hay Kinh Rạch Giá (tỉnh An Giang); Vàm Bến Nghé, Vàm Bát Tân (tỉnh Gia Định); Vàm Gia (tỉnh Định Tường); Vàm Ông Chưởng, Vàm Nao, Vàm Ray (tỉnh An Giang). Địa danh có yếu tố “vũng”, “đầm”, “bưng”: Vũng Gù (tỉnh Gia Định); Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long); Đầm Gò Vấp (tỉnh Gia Định); Địa danh có yếu tố “bưng”: Bưng Ca Âm (tỉnh An Giang). 2.1.2.2. Địa danh không có yếu tố loại danh Lá Buông, La Nha, An Hòa, Nước Lộn, Thủy Vọt, Ngã Bảy (tỉnh Biên Hòa); Ngã tư Ba Cụm, Châu Phê, Thuộc Lãng, Giồng Bầu, Xá Hương (tỉnh Gia Định); Trà Hôn hay Cà Hôn, Ba Lai Bắc, Ba Lai Nam (tỉnh Định Tường); Mĩ Lồng, Cái Dâu Thượng (còn gọi Thượng Thầm Giang [2]), Cái Mơng Lớn (còn gọi An Vĩnh Giang [2]), Mỏ Cày, Cái Mít (còn gọi Ba La Giang [2]), Ba Tri Ớt (còn gọi Vĩnh Đức Giang[2]), Ba Tri Cá (còn gọi Châu Thới Giang [2]), Ba Tri Rơm, Mân Thít, Trà Vinh (tỉnh Vĩnh Long); Cái Tàu Hạ, Nha Mân, Nước Xoáy (còn gọi Hồi Luân Thủy Tam Kì [2]), Cái Bè Cạn (còn gọi Tân Đông Giang [2]), Đất Sét (còn gọi Mĩ An Giang [2]), Cái Tàu Thượng (còn gọi Hội An Giang [2]), Cái Mới (còn gọi Tân Giang [2]), Cái Đầm, Lấp Vò (còn gọi Cường Thành Giang [2]), Lai Vung (còn gọi Cường Oai Giang [2), Bò Ót, Cần Thơ, Cái Vồn, Ba Láng, Cái Chàm, Ba Thắc, Sốc Trăng, Búa Thảo (tỉnh An Giang). 2.1.3. Địa danh đảo, cồn trên sông biển 2.1.3.1. Địa danh có yếu tố loại danh Loại địa danh này thường bắt đầu các yếu tố ngôn ngữ là “hòn”, “cù lao”, “cồn”, “bãi”, “đảo” để biểu thị đặc điểm loại danh phần đất đá nổi lên giữa sông biển. Riêng “đảo” là yếu tố Hán -Việt tương ứng với “cù lao”. Có thể yếu tố “đảo” xuất hiện sau để chỉ loại cù lao lớn. Địa danh có yếu tố “hòn”: Hòn Kim Dự Lớn, Hòn Kim Dự Nhỏ, Hòn Tre Trong, Hòn Tre ngoài, Hòn Châu, Hòn Dầu Rái, Hòn Đá Lửa, Hòn Tre, Hòn Thổ Châu, Hòn Cổ Son, Hòn Cổ Công, Hòn Cổ Cốt (tỉnh Hà Tiên). Địa danh có yếu tố “cù lao”: Cù Lao Phú Quốc [3], (tỉnh Hà Tiên); Cù Lao Cát, Cù Lao Đất, Cù Lao Nai, Cù Lao Bần, Cù Lao Trầu, Cù Lao Lớn, Cù Lao Ba Động, Cù Lao Cái Cấm, Cù Lao Bãi Ngao, Cù Lao Phụ Long, Cù Lao Dài, Cù Lao Tân Cù, Cù Lao Vĩnh Tùng (tỉnh Vĩnh Long); Cù Lao Ba Lăng, Cù Lao Qụa, Cù Lao Long Ẩn, Cù Lao Cái Thia, Cù Lao Trà Luộc, Cù Lao Bãi Đám, Cù Lao Họ, Cù Lao Cồn Tàu, Cù Lao Rồng (tỉnh Định Tường); Cù Lao Tân Phụng, Cù Lao Nga, Cù Lao Giêng, Cù Lao Trâu, Cù Lao Tòng Sơn-Vàm Cái Tàu Thượng, Cù Lao Tây, Cù Lao Nai Đông, Cù Lao Nai Tây, Cù Lao Heo Bắc, Cù Lao Giao Lửa Nam, Cù Lao Táng Dù, Cù Lao Chà Và, Cù Lao Nang Gù, Cù Lao Bí, Cù Lao Giung (tỉnh An Giang); Cù Lao Côn Lôn (tỉnh Gia Định)[3]; Cù Lao Phố, Cù Lao Ngô Đông, Cù Lao Tân Triều Tây, Cù Lao Tân Chánh hay Đồng Sứ, Cù Lao Cái Tắc (tỉnh Biên Hòa). Địa danh có yếu tố “cồn”, “bãi”: Cồn Ngao Tùng (tỉnh Vĩnh Long); Bãi Bà Lúa (tỉnh An Giang). 2.1.3.2. Địa danh không có yếu tố loại danh Vĩnh Tùng Ba hay ngang Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long). 8 2.2 Địa danh thể hiện đặc điểm cấu tạo và đặc trưng sản vật 2.2.1.1. Địa danh thể hiện đặc điểm cấu tạo Về độ lớn của địa danh: Cửa Tiểu, Cửa Đại (tỉnh Mĩ Tho), Cửa Lớn, Cửa Bé, Hòn Kim Dự Lớn, Hòn Kim Dự Nhỏ (tỉnh Hà Tiên); Sông Bé (tỉnh Biên Hòa); Sông Lớn (tỉnh Định Tường); Cù Lao Lớn (tỉnh Vĩnh Long). Về hình dạng của địa danh: Sông Vũng Gù, Kinh Vũng Gù, Cù Lao Long Ẩn, Cù Lao Rồng (tỉnh Định Tường); Kè Đôi, Ba Kè, Cù Lao Ba Động, Cù Lao Dài (tỉnh Vĩnh Long); Sông Trường Tiền (tỉnh An Giang); Hòn Cổ Son, Hòn Cổ Công, Hòn Cổ Cốt (tỉnh Hà Tiên). Về trạng thái của địa danh: Nước Xoáy, Cái Bè Cạn (tỉnh An Giang); Nước Lộn, Thủy Vọt (tỉnh Biên Hòa). 2.2.1.2. Địa danh thể hiện đặc trưng sản vật Địa danh biểu thị nơi có các loại động vật đặc trưng: Cửa Gành Hàu (có thể nơi đây có nhiều con hàu) [3] Cửa Rạch Cóc, Cửa Bãi Vọp (có thể nơi đây nhiều con vọp) thuộc tỉnh Hà Tiên; Sông Đồng Nai (tỉnh Biên Hòa); Sông Trâu Trắng (tỉnh Định Tường); Sông Bến Nghé, Vàm Bến Nghé (có thể là nơi có nhiều con ghé xuống uống nước, trằm mình) thuộc tỉnh Gia Định; Cù Lao Nai, Cồn Ngao, Cù Lao Bãi Ngao, Ba Tri Cá (tỉnh Vĩnh Long); Cù Lao Trâu, Cù Lao Nai Đông, Cù Lao Nai Tây, Cù Lao Heo Bắc (tỉnh An Giang). Địa danh biểu thị nơi có các loại thực vật đặc trưng: Rạch Lá Buông, Sông Mô Xoài (tỉnh Biên Hòa); Giồng Bầu (tỉnh Gia Định); Rạch Xoài Mút (tỉnh Định Tường); Cái Dâu Thượng, Cái Mít, Ba Tri Ớt, Ba Tri Rơm, Cù Lao Bần, Cù Lao Trầu (tỉnh Vĩnh Long); Tắt Cây Sung, Rạch Gỗ Đền, Cù Lao Bí (tỉnh An Giang); Hòn Tre Trong, Hòn Tre ngoài , Hòn Dầu Rái (tỉnh Hà Tiên). 2.3. Địa danh thể hiện danh nhân và vị trí địa lí 2.3.1. Địa danh thể hiện danh nhân Rạch Bà Nghè, Rạch Ông Lớn, Từ Rạch Ông Nhỏ (tỉnh Gia Định);Vàm Ông Chưởng, Kinh Vĩnh Tế, Tắt Ông Thục (tỉnh An Giang); Kinh Bà Kèo (tỉnh Định Tường). 2.3.2. Địa danh thể hiện vị trí địa lí Ngã Ba Nhà Bè, Ngã Bảy, Cù Lao Ngô Đông, Cù Lao Tân Triều Tây (tỉnh Biên Hòa); Ngã tư Ba Cụm (tỉnh Gia Định); Sông Sau, Sông Trường Tiền, Cù Lao Nai Đông, Cù Lao Nai Tây (tỉnh An Giang); Hòn Tre Trong, Hòn Tre ngoài (tỉnh Hà Tiên). 2.4. Địa danh xét theo đặc điểm ngôn ngữ 2.4.1. Địa danh có hai ngôn ngữ 2.4.1.1. Dịch chuyển yếu tố địa danh Việt sang Hán- Việt a. Dịch chuyển yếu tố địa danh chỉ loại (tên chung) “Dịch” ở đây dùng để chỉ cách gọi tên đất có yếu tố tiếng Hán bên cạnh yếu tố tiếng Việt mà hai yếu tố ngôn ngữ có nghĩa tương đương. Yếu tố “cửa” dịch thành “môn” và “hải môn”: Cửa Tiểu: Tiểu Hải Môn, Cửa Đại: Đại Hải Môn, Cửa Ba Lai: Ba Lai Môn (tỉnh Mĩ Tho); Cửa Đại: Đại Môn (tỉnh Hà Tiên). Yếu tố “sông” dịch thành “giang”: Sông Đồng Nai: Phước Long Giang, An Hòa: An Hòa giang, Sông Đồng Môn: Đồng Môn giang, Sông Mô Xoài: Hương Phước Giang, Sông Bé: Tiểu Giang (tỉnh Biên Hòa); Sông Bến Nghé: Tân Bình giang, Sông Bến Lức: Thuận An Đại 9 Giang, Sông Quang Hóa: Quang Hóa Giang (tỉnh Gia Định); Sông Lớn: Mĩ Tho Giang, Sông Vũng Gù: Hưng Hòa Giang, Sông Trâu Trắng: Bạch Ngưu giang, Sông Cần Lố: Cần Lố giang, Sông Cái Bè: An Bình giang, Sông Cái Lá: Hiệp Đức Giang (tỉnh Định Tường); Sông Long Hồ: Long Hồ Giang, Sông Vàm Tuần: Đại Tuần Giang, Sông Hàm Luông: Hàm Luông Giang, Sông Sốc Sãi Hạ: Tiên Thủy Giang, Sông Cái Muối: Binh Phụng Giang, Sông Cần Thay: Cần Thay giang, Sông Láng Thé: Láng Thé giang (tỉnh Vĩnh Long); Sông Sau: Hậu Giang, Sông Sa Đéc: Sa Đéc Giang, Sông Long Phụng: Long Phụng Giang, Sông Châu Đốc: Châu Đốc Giang, Sông Trường Tiền: Tiền Trường Giang (tỉnh An Giang). Yếu tố “rạch” dịch thành “giang”: Rạch Vắp: Kiên Giang, Rạch Đông: Đông Giang, Rạch Choại: Trạch Đằng giang, Rạch Bà Kí: Kí giang, Rạch Bà Nghè: Bình Trị Giang, Rạch Ông Lớn: Đại Phong Giang, Rạch Cát: Sa giang, Rạch Đôi Ma: Tình Trinh Giang, Rạch Lá: Tra giang, Rạch Khe Răng: Khe Răng Giang, Rạch Lá Buôn: Bối Diệp giang (tỉnh Biên Hòa); Rạch Bát Đông: Bát Đông Giang, Rạch Bát Chiêm: Bát Chiêm giang, Rạch Gằm: Gằm Giang, Rạch Xoài Mút: Tị Thập Giang, Rạch Cái Thia: Thi giang (tỉnh Định Tường); Rạch Trà Ôn: Trà Ôn Giang (tỉnh Vĩnh Long); Rạch Gỗ Đền: Thượng Cần Thơ Giang (tỉnh An Giang). Yếu tố “vàm”, “kinh”, “kè”, “rạch” dịch thành “giang”. ở đây chỉ là tương đối, có thể người dân gốc Hoa ở vùng này chuyển dịch các yếu tố vừa nêu thành “giang” hoặc “hà”. Thực ra thì “hà” mới là yếu tố ngôn ngữ Hán còn “giang” là ngôn ngữ Nam Á của cư dân Bách Việt): Đầm Gò Vấp: Lão Đống Giang, Vàm Bến Nghé: Bình Dương Giang, Vũng Gù: Hưng Hòa Giang, Kinh Gò Công: Khâu Giang, Vàm Bát Tân: Bát Tân Giang (tỉnh Biên Hòa); Vàm Gia Giang, Kinh Bà Kèo: Đăng Giang (tỉnh Định Tường); Kè Đôi: Song Tông Giang, Ba Kè: Kiên Thắng Giang, Vũng Liêm: An Phú Giang (tỉnh Vĩnh Long); Vàm Ông Chưởng: Lễ Công giang, Vàm Nao: Vàm Giao Giang, Vàm Ray: An Thới Giang (tỉnh An Giang); Kinh Vũng Gù: Bảo Định Hà (tỉnh Định Tường); Rạch Cát: Sa Hà, Kinh Trà Cú: Lợi Tế Hà (tỉnh Biên Hòa). Yếu tố “cù lao” dịch thành “châu”: Cù Lao Cát: Sa Châu, Cù Lao Đất: Thổ Châu, Cù Lao Nai: Lộc Châu, Cù Lao Bần: Thủy Liễu Châu, Cù Lao Trầu: Phù Châu, Cù Lao Lớn: Đại Châu, Cù Lao Ba Động: Tam Động Châu, Cù Lao Cái Cấm: Thanh Sơn Châu, Cù Lao Bãi Ngao: Ngao Châu, Cù Lao Phụ Long: Phụ Long Châu, Cù Lao Dài: Trường Châu,(tỉnh Vĩnh Long); Cù Lao Ba Lăng: Ba Lăng Châu, Cù Lao Qụa: Ô Châu, Cù Lao Long Ẩn: Long Ẩn Châu, Cù Lao Cái Thia: Thi Hàn Châu, Cù Lao Trà Luộc: Kiến Lợi Châu, Cù Lao Bãi Đám: Phú An Châu, Cù Lao Họ: Thới Sơn Châu, Cù Lao Cồn Tàu: Quới Sơn Châu, Cù Lao Rồng: Long Châu (tỉnh Định Tường); Cù Lao Nga: Nga Châu, Cù Lao Giêng: Dinh Châu, Cù Lao Trâu: Ngưu Châu, Cù Lao Tây: Tê Châu, Cù Lao Nai Đông: Lộc Châu, Cù Lao Nang Gù: Năng Gù Châu, Cù Lao Bí: Qua Châu, Bãi Bà Lúa (Tân Dinh Châu, Cù Lao Giung: Huình Dung Châu (tỉnh An Giang); Cù Lao Phố: Đại Phố Châu, Cù Lao Ngô Đông: Ngô Châu, Cù Lao Tân Triều Tây: Tân Triều Châu, Cù Lao Tân Chánh: Tân Chánh Châu (tỉnh Biên Hòa). Yếu tố “bãi” dịch thành “châu”: Bãi Bà Lúa: Tân Dinh Châu (tỉnh An Giang). Yếu 10 tố “cù lao” dịch thành “đảo”: Cù Lao Côn Nôn/Lôn: Côn Nôn đảo (tỉnh Gia Định); Cù Lao Phú Quốc: Phú Quốc Đảo (tỉnh Hà Tiên). Yếu tố “hòn” dịch thành “dự”: Hòn Tre Trong: Nội Trúc Dự, Hòn Tre ngoài: Ngoại Trúc Dự, Hòn Châu: Châu Dự, Hòn Dầu Rái: Mãnh Hỏa Dự, Hòn Đá Lửa: Thạch Hỏa Dự, Hòn Tre: Trúc Dự, Hòn Thổ Châu: Thổ Châu Dự, Hòn Cổ Son: Cổ Son Dự, Hòn Cổ Công: Cổ Công Dự, Hòn Cổ Cốt: Cổ Cốt Dự (tỉnh Hà Tiên). b. Dịch chuyển yếu tố địa danh chỉ tên riêng Rạch Cát: Sa Hà, “cát” thuần Việt, “sa” Hán –Việt; Nước Lộn: Thủy Hiệp Giang, “nước lộn” thuần Việt, “Thủy Hiệp” Hán -Việt (tỉnh Biên Hòa); Sông Trâu Trắng: Bạch Ngưu giang, “trâu trắng” thuần Việt, “bạch ngưu” Hán –Việt (tỉnh Định Tường); Sông Sau: Hậu Giang, “sau” thuần Việt, “hậu” Hán –Việt; Nước Xoáy: Hồi Luân Thủy Giang, “nước xoáy” thuần Việt, “hồi luân thủy” Hán –Việt”; Cái Mới: Tân Giang, “mới” thuần Việt, “tân” Hán- Việt; Sốc Trăng: Nguyệt Giang, “trăng” thuần Việt, “nguyệt” Hán-Việt (tỉnh An Giang). Hòn Tre Trong: Nội Trúc Dự, “tre trong” thuần Việt, “nội trúc” Hán –Việt; Hòn Tre ngoài: Ngoại Trúc Dự, “tre ngoài” thuần Việt (“ngoài” có thể biến âm từ “ngoại”, “ngoại trúc” Hán –Việt; Hòn Đá Lửa: Thạch Hỏa Dự, “đá lửa” thuần Việt, “thạch hỏa” Hán –Việt; Hòn Tre: Trúc Dự, “tre” thuần Việt, “trúc” Hán-Việt (tỉnh Hà Tiên). Cù Lao Trầu: Phù Châu, “trầu” thuần Việt, “phù” Hán-Việt; Cù Lao Lớn: Đại Châu, “lớn” thuần Việt, “đại” Hán-Việt; Cù Lao Cát: Sa Châu, “cát” thuần Việt, “sa” Hán-Việt; Cù Lao Đất: Thổ Châu, “đất” thuần Việt, “thổ” Hán –Việt; Cù Lao Nai: Lộc Châu, “nai” thuần Việt, “lộc” Hán –Việt; Cù Lao Dài: Trường Châu, “dài” thuần Việt, “trường” Hán –Việt (tỉnh Vĩnh Long); Cù Lao Qụa: Ô Châu, “quạ” thuần Việt, “ô ” Hán –Việt); Cù Lao Rồng: Long Châu, “rồng” thuần Việt, “long” Hán – Việt, (tỉnh Định Tường). c. Dịch chuyển cả hai yếu tố địa danh chung và riêng Thường dịch chuyển địa danh thuần Việt sang Hán-Việt: Hòn Đá Lửa: Thạch Hỏa Dự, Hòn Tre: Trúc Dự, (tỉnh Hà Tiên); Cù Lao Qụa: Ô Châu (tỉnh Định Tường) 2.4.1.2. Thêm yếu tố “giang” chỉ sông nước Lá Buông: Bồng Giang, La Nha: La Nha giang, An Hòa: An Hòa giang, Nước Lộn: Thủy Hiệp Giang, Thủy Vọt: Thủy Vọt giang, Ngã Bảy: Thất Kì Giang, Châu Phê: Châu Phê giang, Thuộc Lãng: Thuộc Lãng giang, Xá Hương: Xá Hương Giang (tỉnh Biên Hòa); Trà Hôn hay Cà Hôn: Kì Hôn Giang, Ba Lai Bắc: Ba Lai Bắc Giang, Ba Lai Nam: Ba Lai Nam Giang (tỉnh Định Tường); Mĩ Lồng: Mĩ Lồng Giang, Cái Mít: Ba La Giang, Ba Tri Ớt: Vĩnh Đức Giang, Ba Tri Cá: Châu Thới giang, Ba Tri Rơm: Châu Bình Giang, Mân Thít: Mân Thít Giang, Trà Vinh: Trà Vang Giang (tỉnh Vĩnh Long); Nha Mân: Nha Mân Giang, Cái Bè Cạn: Tân Đông Giang, Đất Sét: Mĩ An Giang, Cái Tàu Thượng: Hội An Giang, Cái Mới: Tân Giang, Cái Đầm: Đầm Giang, Bò Ót: Bầu Ót Giang, Cần Thơ: Cần Thơ Giang, Cái Vồn: Bồn Giang, Ba Thắc: Ba Thắc Giang, Sốc Trăng: Nguyệt Giang, Búa Thảo: Phụ Đầu Giang (tỉnh An Giang). 2.4.1.3. Tên chung thuần Việt, tên riêng Hán - Việt Cửa Tiểu, Cửa Đại (thuộc tỉnh Mĩ Tho 11 cũ); Cửa Đại Kim Dự, Cửa Tiểu Kim Dự (tỉnh Hà Tiên); Sông Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long); Sông Long Phụng, Sông Trường Tiền (tỉnh An Giang) Cù Lao Phú Quốc (tỉnh Hà Tiên); Cù Lao Phụ Long (tỉnh Vĩnh Long); Cù Lao Long Ẩn (tỉnh Định Tường); Cù Lao Tân Phụng (tỉnh An Giang) 2.4.1.4. Tên riêng vừa thuần Việt vừa Hán-Việt Thủy Cồn: “thủy” Hán -Việt, “cồn” thuần Việt (tỉnh Vĩnh Long), Thủy Vọt: “thủy” Hán-Việt, “vọt” thuần Việt (tỉnh Biên Hòa); Vàm Gia: “vàm” thuần Việt, “gia” Hán-Việt (tỉnh Định Tường); Mĩ Lồng: “mĩ” Hán-Việt, “lồng” thuần Việt; Cái Dâu Thượng: “cái dâu” thuần Việt, “thượng” Hán-Việt (tỉnh Vĩnh Long); Cái Tàu Hạ: “cái” thuần Việt, “tàu hạ” Hán- Việt (tỉnh An Giang) Hòn Kim Dự Lớn: “kim dự” Hán-Việt, “lớn” thuần Việt (tỉnh Hà Tiên); Cù Lao Cồn Tàu: “cồn” thuần Việt, “tàu” Hán-Việt (tỉnh Định Tường); Nai Đông: “nai” thuần Việt, “Đông” Hán-Việt; Cù Lao Heo Bắc: “heo” thuần Việt, “bắc” Hán-Việt; Cù Lao Giao Lửa Nam: “giao nam” Hán-Việt, “lửa” thuần Việt (tỉnh An Giang) 2.4.2. Địa danh chỉ có một ngôn ngữ 2.4.2.1. Địa danh thuần Việt a. Địa danh cửa sông, biển Cửa Cần Giờ (tỉnh Gia Định); Cổ Chiên, Ba Rài, Cái Cát, Cồn Trăng (tỉnh Vĩnh Long); Cửa Gành Hàu, Cửa Bồ Đề, Cửa Rạch Cóc, Cửa Lớn, Cửa Bãi Vọp, Cửa Đầm Cùng, Cửa Rạch Già, Cửa Mương Đào, Cửa thứ Nhất, Cửa thứ Mười, Cửa Bé, Cửa Cà Ba (tỉnh Hà Tiên). b. Địa danh sông rạch Sông Đồng Nai, Lá Buông, Rạch Vắp Sông Bé, Rạch Cát, Rạch Choại, Rạch Bà Kí, Nước Lộn, Ngã Ba Nhà Bè, Ngã Bảy, Sông Mô Xoài (tỉnh Biên Hòa); Sông Bến Nghé, Rạch Bà Nghè, Đầm Gò Vấp, Vàm Bến Nghé, Rạch Ông Lớn, Rạch Ông Nhỏ, Rạch Cát, Ngã tư, Ba Cụm, Sông Bến Lức, Rạch Đôi Ma, Vũng Gù, Rạch Lá, Rạch Gò Công, Giồng Bầu, Kinh Gò Công, Sông Bến Lức, Rạch Khe Răng (tỉnh Gia Định). Sông Lớn, Sông Vũng Gù, Rạch Bát