Tóm tắt
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là kết tinh giá trị nhân văn trong lĩnh vực
quân sự. Giá trị đó biểu hiện ở mục tiêu chiến tranh, phương thức tiến hành chiến
tranh, trong tổ chức xây dựng lực lượng và ứng xử với kẻ thù. Có vai trò to lớn
góp phần tăng cường củng cố hệ tư tưởng của Đảng trong quân đội; làm cho quân
đội trung thành tuyệt đối với Đảng và sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|414
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH VỚI XÂY DỰNG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
Thượng tá, TS. Bùi Xuân Quỳnh
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Tóm tắt
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là kết tinh giá trị nhân văn trong lĩnh vực
quân sự. Giá trị đó biểu hiện ở mục tiêu chiến tranh, phương thức tiến hành chiến
tranh, trong tổ chức xây dựng lực lượng và ứng xử với kẻ thù. Có vai trò to lớn
góp phần tăng cường củng cố hệ tư tưởng của Đảng trong quân đội; làm cho quân
đội trung thành tuyệt đối với Đảng và sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao.
Từ khóa: Nhân văn quân sự Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam, chính trị.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội khẳng định: xây dựng quân
đội vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng quân đội về chính trị là cơ sở. Đây là vấn đề có
tính quy luật của bất cứ quân đội nào trong xã hội có đối kháng giai cấp. Xây dựng
quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị không đứng ngoài quy luật chung.
Tuy nhiên, quá trình này khác hẳn về bản chất so với quân đội của giai cấp tƣ sản. Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam là chính
trị của Đảng, thể hiện rõ nhất ở mục tiêu, lý tƣởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; chính trị biểu hiện rất toàn diện, mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong lúc
đánh giặc: “Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc. Học chính
cƣơng, chính sách rồi thì phải thực hiện. Nếu thuộc lầu mà không biết đánh giặc thì vô
dụng”1. Xây dựng Quân đội về chính trị là tổng thể mục tiêu, nội dung, phƣơng thức
tiến hành của các chủ thể nhằm xây dựng, bồi dƣỡng niềm tin, ý chí, trạng thái tinh
thần chiến đấu vì mục tiêu, lý tƣởng cách mạng cho mọi quân nhân. Trong đó, giá trị
nhân văn quân sự Hồ Chí Minh có vai trò hết sức quan trọng đối với xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam về chính trị.
1
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.218.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
415|
II. NỘI DUNG
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là tổng thể các thuộc tính nhân văn độc
đáo trong hệ thống các quan điểm, tƣ tƣởng, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
mặt quân sự, giá trị đó đƣợc hình thành, phát triển và lƣu truyền có ý nghĩa là một động
lực tinh thần to lớn tạo nên sức mạnh trong giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc hiện
nay. Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là sự kết tinh giá trị nhân văn trong bề dày
truyền thống đánh giặc giữ nƣớc của dân tộc và nhân loại mà cốt lõi là giá trị nhân văn
trong học thuyết quân sự Mác - Lênin và phẩm chất, cốt cách nhân văn trong con ngƣời
Hồ Chí Minh.
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh biểu hiện tập trung nhất ở mục tiêu chiến
tranh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, giải
phóng con người, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ngƣời nói, “Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành”2. Song,
“Là nạn nhân của một cuộc xâm lƣợc có chủ định từ trƣớc, chúng tôi buộc phải tự vệ
chống lại một đối phƣơng đang thực hiện phƣơng pháp của một cuộc chiến tranh tổng
lực nhƣ những cuộc bắn phá dã man làng mạc và dân thƣờng”3; “chính sách vũ lực mà
các nhà đại diện Pháp ở Đông Dƣơng vẫn áp dụng từ trƣớc đến nay, đã bó buộc dân tộc
Việt Nam phải võ trang tự vệ”4. Hồ Chí Minh khẳng định cuộc chiến tranh mà chúng ta
buộc phải tiến hành là “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh tự vệ”. “Nếu không bị uy
hiếp, chúng ta không cần có tự vệ. Tự vệ là vệ lấy mình, lấy gia đình mình, rồi đến
thành phố mình, nƣớc mình. Ta phải ngăn ngừa mọi sự uy hiếp”5. Vậy mà, chƣa đầy
một tháng sau ngày Độc lập đất nƣớc, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp tiếp tục nổ súng,
gây hấn ở Nam Bộ, buộc nhân dân ta phải bƣớc vào cuộc chiến tranh tự vệ mới.
Chiến tranh là giải pháp cuối cùng, cho nên, Hồ Chí Minh đã kiên trì, bền bỉ lãnh
đạo toàn dân ra sức ngăn chặn chiến tranh. Ngƣời kiên trì dùng con đƣờng hòa bình
thƣơng lƣợng với đại diện Pháp, Tƣởng, Anh, Mỹ để giữ vững thành quả cách mạng
giành đƣợc. Ngƣời kêu gọi lƣơng tri chính phủ Pháp tôn trọng chủ quyền Việt Nam, và
nhiều lần đề nghị chính phủ Pháp chấp nhận hòa bình, tránh sự căng thẳng đổ máu.
Ngƣời nói, Tôi biết nhân dân Pháp không muốn chiến tranh và “Chúng tôi không muốn
2
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.187.
3
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.522.
4
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.41-42.
5
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.170.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|416
chiến tranh, nhƣng chúng tôi quyết tự vệ đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi quyết
không chịu mất nƣớc làm nô lệ thực dân lần nữa. Mong Chính phủ, Nghị viện và nhân
dân Pháp hiểu cho. Mong các nƣớc dân chủ trên thế giới hiểu cho”6. Để đem lại cuộc
sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân không cách nào khác phải đứng lên đấu
tranh, dù biết rằng chiến tranh bao giờ cũng gây nên tổn thất của cải, vật chất và đặc
biệt là sự hy sinh xƣơng máu của ngƣời dân Việt Nam và những ngƣời lính Pháp, Mỹ.
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhƣợng. Nhƣng chúng ta càng nhân
nhƣợng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa! Không!
Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu
làm nô lệ”7. Nhân văn trong tƣ tƣởng của Ngƣời không phải là hô hào khẩu hiệu, càng
không phải là những mục tiêu đƣa ra để lừa phỉnh dân chúng: “Nhân dân Việt Nam rất
yêu chuộng hòa bình, hòa bình thật sự, hòa bình trong độc lập tự do, chứ không phải
thứ hòa bình giả hiệu, “hoà bình” kiểu Mỹ”8 và “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên
nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhƣng nếu nƣớc độc lập mà dân không hƣởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”9. Trong Thƣ gửi Chính phủ,
Quốc hội và nhân dân Pháp ngày 07/01/1947, Ngƣời cố mong muốn: “Chính phủ và
nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập và thống nhất của nƣớc Việt
Nam là chấm dứt đƣợc những tai biến này; hòa bình và trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc.
Dân tộc Việt Nam đang chờ đợi cử chỉ đó”10.
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh thể hiện ở phương thức tiến hành chiến
tranh, đánh để buộc địch phải từ bỏ ý đồ xâm lược, để giành hòa bình, độc lập, tự do
cho dân tộc mà ít tổn thất về người và của nhất. Chiến tranh là sự kế tục của chính trị.
Đánh giá cuộc chiến tranh là tiến bộ hay phản tiến bộ phải dựa vào mục đích chính trị
của nó. Chiến tranh dù là cách mạng và tiến bộ cũng không sao tránh khỏi những tổn
thất hy sinh. Vấn đề quan trọng là ở chỗ làm thế nào để giành đƣợc những mục tiêu của
cách mạng, của khởi nghĩa và chiến tranh mà hạn chế thấp nhất sự tổn thất về ngƣời và
của cho nhân dân ta và bên đối địch. Do đó, phƣơng châm chỉ đạo tiến hành chiến
tranh, là không đánh hủy diệt, chỉ sử dụng hỏa lực mạnh khi thật cần thiết, vừa đánh
6
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.138.
7
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.534.
8
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.132.
9
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.64.
10
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.15.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
417|
địch vừa lo bảo vệ dân, tạo thuận lợi để dân nổi dậy giành chính quyền cách mạng, vừa
đánh vừa đàm, kêu gọi sự thức tỉnh của binh lính đối phƣơng, mục đích để "cứu nƣớc"
và "cứu ngƣời". Để thực hiện đƣợc điều này, Hồ Chí Minh chủ trƣơng tập trung đánh
kẻ thù phản động nguy hiểm nhất, làm thức tỉnh lực lƣợng tiến bộ, "phải làm cho binh
lính bản xứ hiểu rằng cả công nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa, đều cùng bị
chung một bọn chủ áp bức và bóc lột, do đó, họ đều là anh em cùng một giai cấp và khi
tới lúc phải chiến đấu, thì cả hai bên đều phải cùng đánh bọn chủ chung của mình, chứ
anh em không nên đánh lẫn nhau"11.
Để hạn chế những tổn thất đau thƣơng không cần thiết, Ngƣời căn dặn đại tƣớng
Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ là "đánh phải chắc thắng", là ngƣời
chỉ huy không đƣợc mạo hiểm, phiêu lƣu, phải hết sức thận trọng, giữ gìn từng giọt
máu của bộ đội, tiết kiệm sức quân, sức dân. Ngƣời rất đau xót, “Than ôi, trƣớc lòng
bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, ngƣời Pháp hay ngƣời Việt cũng
đều là ngƣời”12. Ngƣời coi nỗi đau của một bà mẹ Pháp, Mỹ mất con trong chiến tranh
cũng nhƣ nỗi đau của một bà mẹ Việt Nam, “Chiến tranh kéo dài làm cho nƣớc Mỹ
càng hao ngƣời tốn của. Tôi vô cùng công phẫn trƣớc những tổn thất và tàn phá do
quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nƣớc chúng tôi; tôi cũng rất xúc động thấy ngày
càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam vì chính sách của nhà cầm quyền
Mỹ”13. Trong số “25.000 binh sĩ Mỹ bị Chính phủ Mỹ đƣa sang tham gia chiến tranh ở
miền Nam, đã có hàng trăm ngƣời chết, hàng nghìn ngƣời bị thƣơng. Tức là hàng trăm
hàng nghìn chị em phụ nữ Mỹ đã bị mất chồng, mất cha, mất con, hoặc mất ngƣời
yêu!”14.
Vì thế, theo Ngƣời đánh bại là tốt hơn đánh tiêu diệt, bằng cách làm tan rã, làm
địch rút quân, và vô hiệu hóa quân địch, chứ không phải chỉ là giết nhiều ngƣời. Trong
điều kiện lực lƣợng ta và địch quá chênh lệch thì “Đánh bại ý chí xâm lƣợc từng bƣớc,
đi đến đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lƣợc của kẻ thù”15, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho
Nguỵ nhào” nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, giảm tổn thất.
11
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.219.
12
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.510.
13
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.602.
14
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.261.
15
Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, tr.252.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|418
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh thể hiện tập trung nhất trong xây dựng
lực lượng Quân đội. Hồ Chí Minh là ngƣời luôn yêu thƣơng, tôn trọng và tin vào vai
trò to lớn của con ngƣời. Xuất phát từ mục tiêu nhân văn cao cả, trong quá trình tổ
chức, xây dựng và rèn luyện quân đội Ngƣời luôn yêu cầu phải xây dựng tình đoàn kết
quân dân cá nƣớc, quân đội phải hết lòng trung thành với Đảng với tổ quốc và có hiếu
với nhân dân. Mối quan hệ với nhân dân đƣợc thể hiện bởi việc đặt tên cho quân đội là
anh “Bộ đội cụ Hồ” và nó cũng trở thành một truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Hồ
Chí Minh rất quan tâm mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ, “Từ tiểu đội trƣởng trở
lên, từ Tổng tƣ lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên,
phải xem đội viên ăn uống nhƣ thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội
viên. Bộ đội chƣa ăn cơm, cán bộ không đƣợc kêu mình đói. Bộ đội chƣa đủ áo mặc,
cán bộ không đƣợc kêu mình rét. Bộ đội chƣa đủ chỗ ở, cán bộ không đƣợc kêu mình
mệt”16. Không chỉ bằng lời nói và viết mà tình yêu thƣơng của Ngƣời đã tỏa ra thấm
vào từng cán bộ, chiến sĩ tạo nên một quân đội mang đậm chất nhân văn.
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh còn thể hiện trong việc đối xử với tù, hàng
binh. Mặc dù tội ác của Pháp, Mỹ là trời không dung, đất không tha: “chính sách xâm
lƣợc của Chính phủ Mỹ mà đồng bào miền Nam chúng tôi đã bị những tai nạn nhƣ sau:
Hơn 4.000 phụ nữ bị hãm hiếp, có cả em bé và cụ già. Hơn 200.000 ngƣời bị thƣơng vì
tàu bay Mỹ ném bom. Hơn 400.000 ngƣời vô tội bị giam cầm. Hơn 1 triệu ngƣời thành
tàn tật vì bị tra tấn. Hơn 150.000 ngƣời bị giết hại (3.000 ngƣời bị mổ bụng, moi gan,
ăn thịt). Hàng trăm làng mạc bị đốt phá và bị thuốc độc, hàng chục vạn binh sĩ chết và
bị thƣơng ở chiến trƣờng”17. Nhƣng Ngƣời tỏ rõ tinh thần khoan hồng, độ lƣợng, nhân
văn: "Ngụy binh cũng là con dân nƣớc Việt, nhƣng vì dại mà đi lầm đƣờng, cho nên tôi
và Chính phủ sẵn sàng tha thứ những ngƣời sớm biết lỗi và quay về với đại gia đình
kháng chiến"18 và yêu cầu “Đối với những ngƣời Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta
phải canh phòng cẩn thận, nhƣng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế
giới, trƣớc hết là làm cho dân Pháp biết rằng: Chúng ta là quang minh chính đại. Chúng
ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tƣ thù tƣ oán, làm cho thế giới
biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết ngƣời cƣớp
nƣớc”19. Bản thân Ngƣời cũng đã nhiều lần gặp gỡ tù binh, hàng binh, thăm hỏi gia
16
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76.
17
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.260.
18
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.198.
19
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.29-30.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
419|
đình, sức khỏe của họ. Hơn một vạn tù binh quân đội Pháp bị bắt ở Điện Biên Phủ năm
1954, hàng trăm phi công lái máy bay Mỹ bị bắt sống ở miền Bắc, hàng nghìn sĩ quan,
binh sĩ Mỹ và chƣ hầu bị bắt ở các chiến trƣờng miền Nam trong suốt hơn 20 năm
chiến tranh đều đƣợc khoan hồng và đối đãi tử tế, đƣợc cứu chữa khi bị thƣơng, đƣợc
trao trả khi chiến tranh kết thúc. Hình ảnh vị lãnh tụ cởi áo khoác của mình choàng cho
tù binh đối phƣơng (Pháp) trong chiến dịch Điện Biên Phủ thật là hiếm có trên thế giới
làm lay động lòng ngƣời.
Hiện nay, điều kiện quốc tế có sự thay đổi lớn, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Xã hội công nghiệp
càng phát triển, chuyên môn hóa càng cao, các phƣơng tiện thiết bị dần thay thế cho
sức hoạt động của con ngƣời càng nhiều, thì mặt trái của nó làm giảm đi sự gắn kết,
mối quan hệ, tình thƣơng giữa con ngƣời và con ngƣời. Trong lĩnh vực quân sự, chính
trị - tinh thần chịu sự tác động lớn nhất. Xây dựng quân đội về chính trị đặt ra yêu cầu
cao hơn về các giá trị văn hóa, tinh thần. Do đó, vai trò của giá trị nhân văn quân sự Hồ
Chí Minh đối với xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị ngày càng tăng
lên. Vai trò, sự tác động thể hiện trên các phƣơng diện nội dung cụ thể của hoạt động
xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị.
Thứ nhất, giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh góp phần tăng cường, củng cố
hệ tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là cơ sở, điều kiện thuận
lợi, để cán bộ, chiến sĩ quân đội tiếp nhận, củng cố và bảo vệ hệ tƣ tƣởng của Đảng.
Mang trong mình “dòng máu” nhân văn cách mạng Hồ Chí Minh, với bản tính nhân
văn “tự vệ, chính nghĩa”, mọi cán bộ, chiến sĩ quân đội, họ có thể chƣa hiểu cặn kẽ chủ
nghĩa Mác - Lênin, song đã nguyện một lòng cống hiến, hy sinh vì mục tiêu lý tƣởng
của Đảng. Bởi, “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi ngƣời
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no
trên quả đất, việc làm cho mọi ngƣời và vì mọi ngƣời, niềm vui, hòa bình, hạnh
phúc”20.
Hệ tƣ tƣởng của quân đội ta hiện nay về bản chất mang hệ tƣ tƣởng của Đảng,
chiến đấu vì mục tiêu lý tƣởng của Đảng, là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, song nó
là cái không hoàn toàn cố định, bất biến. Trƣớc các tƣ tƣởng trái chiều và sự chống phá
điên cuồng của các thế lực đế quốc, thù địch bằng “diễn biến hòa bình” đƣợc sự hỗ trợ
20
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.496.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|420
bởi cách mạng khoa học công nghệ làm cho hệ tƣ tƣởng của Đảng nói chung và trong
quân đội nói riêng dễ bị phai nhạt, biến chất nếu không đƣợc củng cố, tăng cƣờng. Mặt
khác, tuy toàn cầu hóa đem lại sự phát triển cho nhiều quốc gia, dân tộc, nhƣng toàn
cầu hóa cũng đang làm băng hoại các giá trị truyền thống của các quốc gia, dân tộc.
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh không chỉ giúp lƣu giữ và phát triển “bản thể”
của nó mà còn là động lực tinh thần to lớn cho việc củng cố, tăng cƣờng hệ tƣ tƣởng
của Đang trong quân đội góp phần làm thất bại sự chống phá về tƣ tƣởng của địch.
Thứ hai, giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là cơ sở bảo đảm cho Đảng nắm
chắc, nắm chặt quân đội, quân đội tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Giai cấp
thống trị tổ chức ra, sử dụng và lãnh đạo quân đội là tất yếu khách quan, không có quân
đội trung lập, phi giai cấp. Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy, các giai cấp luôn xây
dựng, phát triển hoặc tìm cách lôi kéo công cụ bạo lực về phía mình, song sự lôi kéo đó
chỉ có hiệu quả trên sự thống nhất về những giá trị cốt lõi. Với bề dày các giá trị nhân
văn quân sự Hồ Chí Minh, hành động phục tùng của quân đội không chỉ là “tự phát”
mà còn mang tính “tự giác” cao độ.
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa giá trị nhân văn
quân sự truyền thống trong lịch sử, và sự cụ thể hóa mục tiêu, nội dung xây dựng quân
đội nhân dân Việt Nam về chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng trong hai cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc. Những giá trị đó góp phần định hình, tỏ rõ tƣ tƣởng nhân
văn, tinh thần “đem đại nghĩa để thắng hung tàn” trong mục tiêu chiến đấu của quân
đội, và về cuộc chiến tranh chính nghĩa do Đảng ta phát động, là sức mạnh tinh thần to
lớn xây dựng bản lĩnh, ý chí, niềm tin, sự thừa nhận và đòi hỏi khách quan Đảng lãnh
đạo quân đội. Bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội “tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt” đƣợc thực hiện triệt để nhất. Cũng vì cùng chung mục tiêu “tự vệ, chính nghĩa” vì
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời, với cách thức ứng xử
“trọng hòa mục” trong các quan hệ giữa cán - binh, giúp cho quan hệ phối hợp công tác
giữa ngƣời chỉ huy với ngƣời chính ủy, chính trị viên, giữa cán bộ quân sự với cán bộ
chính trị đƣợc giải quyết hài hòa, cả tình và lý. Một mặt, vẫn bảo đảm sự lãnh đạo của
cấp ủy, tổ chức đảng ở đơn vị đối với ngƣời chỉ huy theo đúng nguyên tắc. Mặt khác,
ngƣời chỉ huy cũng dám tự chủ, quyết đoán và chịu trách nhiệm trƣớc tổ chức đảng,
cấp ủy của đơn vị mình thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống gay go, khốc liệt của
chiến tranh. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đến từng đơn vị cơ sở, trên mọi lĩnh vực ở
mọi nơi có hoạt động của quân đội.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
421|
Thứ ba, giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh góp phần làm cho quân đội thực
hiện thắng lợi đường lối chính trị, đường lối quân sự và nhiệm vụ của Đảng giao cho.
Hiệu quả xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị đƣợc đánh giá ở đích cuối
cùng là thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Với tính cách là một chỉnh
thể thống nhất, xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện đƣợc bắt nguồn bởi chính sức
mạnh nội tại, trong mối quan hệ gắn kết với nhân dân, với bè bạn quốc tế và trong
tƣơng quan so sánh với kẻ thù, trong đó sức mạnh nội tại và quan hệ quân dân là yếu tố
then chốt.
Sức mạnh nội tại của quân đội xem xét ở góc độ lực lƣợng, ở nhân tố con ngƣời,
thể hiện ở quân số hợp lý, ở chất lƣợng từng thành viên và phƣơng thức liên kết tối ƣu