Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực - Hướng phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh trong dạy học Hóa học

1. Mở đầu Phát triển năng lực là mục tiêu quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng. Phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực là xu thế tất yếu của giáo dục phổ thông hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề năng lực và phát triển năng lực thông qua chương trình các môn học, qua dạy học các môn học trong giáo dục phổ thông hiện nay ở Việt Nam mới được bắt đầu nghiên cứu. Vậy những năng lực cần phát triển cho học sinh phổ thông là gì? Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học để phát triển năng lực đó như thế nào trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông là vấn đề cấp thiết đang đặt ra.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực - Hướng phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh trong dạy học Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 46-53 SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CƠ BẢN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Cao Thị Thặng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 1. Mở đầu Phát triển năng lực là mục tiêu quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng. Phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực là xu thế tất yếu của giáo dục phổ thông hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề năng lực và phát triển năng lực thông qua chương trình các môn học, qua dạy học các môn học trong giáo dục phổ thông hiện nay ở Việt Nam mới được bắt đầu nghiên cứu. Vậy những năng lực cần phát triển cho học sinh phổ thông là gì? Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học để phát triển năng lực đó như thế nào trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông là vấn đề cấp thiết đang đặt ra. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực Có nhiều khái niệm về năng lực ở thế giới và Việt Nam, tuy nhiên ở góc độ giáo dục thì theo chúng tôi năng lực là khả năng vận dụng tích hợp kiến thức và kĩ năng thái độ để hành động có hiệu quả trong một lĩnh vực nhất định. Nói đến năng lực ta không thể nói đến những kiến thức, kĩ năng, thái độ riêng rẽ mà cần phải là sự lồng ghép, sự kết hợp của chúng để tạo ra sự khác biệt trong kết quả hành động nào đó. Có nhiều lĩnh vực năng lực khác nhau, mức độ năng lực khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới một số năng lực cơ bản cần phải phát triển cho học sinh phổ thông. 2.2. Năng lực cơ bản cần phát triển ở học sinh phổ thông Theo tài liệu chương trình của một số nước như Anh, Úc, Singapore, Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc... qua tài liệu so sánh chương trình quốc tế của Anh (INCA) 46 Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực... thì có một số năng lực chung tương đối thống nhất. Đầu tiên phải kể đến đó là năng lực giải quyết vấn đề. Giải quyết vấn đề là một trong bốn lĩnh vực (domain) cần đánh giá của tổ chức đánh giá thế giới PISA đưa ra đó là: đọc hiểu (literacy), toán (mathematic), khoa học(science) và giải quyết vấn đề (problem solving). Năng lực tiếp theo cần phải phát triển cho học sinh là năng lực giao tiếp (communication). Năng lực quan trọng và cao nhất cần phát triển cho học sinh đó là năng lực sáng tạo (creation). Sáng tạo là sự thể hiện phát triển tư duy bậc cao, là cấp độ cao nhất trong các mức độ nhận thức của Bloom mới (2001) và là một trong 4 trụ cột của giáo dục, đó là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để sáng tạo. Hai năng lực chung có thể phát triển qua nhiều môn học và tương đối thống nhất trong chương trình các nước, đó là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin & truyền thông (ICT) và năng lực hợp tác (co-operation). Trong thời đại mà công nghệ số và các phương tiện truyền thông đã phát triển cao, trong xã hội hiện nay nhân loại đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh HIV, sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường... thì rõ ràng việc ứng dụng ICT và hợp tác để cùng giải quyết các vấn đề chung đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra trong chương trình của mỗi nước lại có một số năng lực riêng cần phát triển cho học sinh như lập kế hoạch, năng lực xã hội, năng lực sử dụng máy móc một cách thông minh, năng lực linh hoạt sáng tạo, năng lực ứng xử... Ở một số nước hiện nay như Singapore, Thái lan, Anh... đã và đang đề cao giáo dục kĩ năng sống cần phát triển ở học sinh trong đó có chứa một số kĩ năng/ năng lực đã nêu trên nhằm vào mục tiêu học để cùng chung sống. Thực tế qua một số tài liệu đánh giá của một số tổ chức quốc tế và của chính phủ Việt Nam hiện nay thì một số năng lực cơ bản như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công công nghệ thông tin... của phần đông học sinh Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là năng lực sáng tạo. Điều đó cũng phải thấy rằng một phần là do phương pháp dạy và phương pháp học hiện nay chưa tạo điều kiện để nhiều học sinh được phát triển các năng lực trên khi mà chủ yếu vẫn là giáo viên nói, học sinh ghi chép với phương tiện chủ yếu là phấn và bảng. Trong thực tế áp dụng dạy học tích cực nói chung và một số phương pháp và kĩ thuật dạy học nói riêng ở dự án Việt - Bỉ thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo bước đầu đã cho thấy các phương pháp và kĩ thuật đó đã tạo cơ hội cho học sinh được phát triển các năng lực đã nêu trên nếu thực hiện các phương pháp có hiệu quả. 47 Cao Thị Thặng 2.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Trong cuốn sách Dạy và học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, 2010 của dự án Việt - Bỉ đã đề cập đến như: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, Học tập hợp tác, Học theo góc, Học theo hợp đồng, Học theo dự án... Một số kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật đặt câu hỏi, sơ đồ dư duy... Các phương pháp và kĩ thuật đã được trình bày về khái niệm, quy trình thực hiện, thí dụ cụ thể, ưu điểm và hạn chế, điều kiện thực hiện ở Việt Nam... Các phương pháp và kĩ thuật trên đã được tập huấn cho đội ngũ cốt cán và triển khai áp dụng ở một số trường CĐSP, THCS, Tiểu học, Dân tộc nội trú từ năm 2007 đến năm 2009 ở các bộ môn trong đó có bộ môn Hóa học. Đồng thời trong năm 2009, 2010 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai tập huấn cho giáo viên cốt cán, cán bộ quản lí (trong đó có các giảng viên sư phạm) toàn quốc về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Ngoài ra, một số nghiên cứu sinh, học viên cao học cũng đã bước đầu áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật trên trong các nghiên cứu phục vụ cho luận án và luận văn. Trên mạng internet cũng đã có một số thông tin về một số phương pháp và kĩ thuật trên như kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, sơ đồ tư duy, dạy học theo dự án... Một điểm chung của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là tạo ra một môi trường học tập tích cực trong đó người học được động viên tạo điều kiện để tham gia các hoạt động học tập một cách đa dạng phong phú, người học được làm việc độc lập kết hợp với học hợp tác để tìm tòi, khám phá và sáng tạo giúp người học được học sâu, học hiệu quả, học thoải mái. Đồng thời giúp phát triển các năng lực cơ bản của học sinh trên cơ sở các kiến thức và kĩ năng của học sinh đã thu nhận được để giải quyết các nhiệm vụ học tập có liên quan đến thực tiễn mà theo cách dạy học trước đây và hiện nay còn nhiều hạn chế. 2.4. Áp dụng dạy học tích cực trong dạy học Hóa học nhằm phát triển các năng lực cơ bản của học sinh Một vấn đề đặt ra là liệu môn hóa học có thể áp dụng được một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để góp phần phát triển một số năng lực cơ bản đã nêu hay không, và áp dụng như thế nào để đạt hiệu quả trong giai đoạn hiện nay? Thực tiễn việc áp dụng của một số giáo viên hóa học ở CĐSP, THCS ở 14 tỉnh thuộc dự án Việt-Bỉ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ) theo chu trình: Tập huấn 1 - áp dụng 1, đánh giá điều chỉnh, Tập huấn 2 - áp dụng 2, đánh giá điều chỉnh: 2... một số giáo viên ở trường THPT Phan Đình Phùng Hà Nội, CĐSP Hải Dương... đã bước đầu cho thấy: việc áp dụng các phương pháp học theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án, học hợp tác, đặt và giải quyết vấn đề và một số kĩ thuật như sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh 48 Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực... ghép... trong dạy học hóa học là có thể được và rõ ràng bước đầu đã góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sáng tạo cho học sinh. Hàng chục giáo viên hóa học đã tham gia áp dụng một số phương pháp dạy học tích cưc, tiêu biểu là một số sản phẩm (đĩa CD và kế hoạch bài học) của giáo viên đã được ban dự án cấp tỉnh đánh giá loại tốt và được chuyển về dự án để đánh giá như giáo viên Cao Thị Hồng Thuận, trường PTDTNT Võ Nhai - Thái Nguyên (Học theo góc và hợp đồng), giáo viên Mạc Thị Mai CĐSP Lào Cai (Học theo hợp đồng), giáo viên Nguyễn Thị Hằng THCS Lào Cai (học theo hợp đồng và góc), giáo viên Nguyễn Mạnh Hùng CĐSP Phú Thọ (Học theo dự án)... Một số giáo viên tiểu biểu các tỉnh như Thái Nguyên, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai... đã đạt giải nhất, nhì, ba.... trong kết quả đánh giá kết quả áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của dự án Việt - Bỉ qua 2 vòng áp dụng 2008 và 2009. Mặc dù mục tiêu của dạy học tích cực của dự án Việt - Bỉ và các giáo viên mới chỉ tập trung chủ yếu vào đổi mới phương pháp dạy học nhưng với sự theo dõi và nghiên cứu chúng tôi đã thấy rõ được sự phát triển một số năng lực cơ bản của học sinh. Trên cơ sở kết quả định hướng, theo dõi, triển khai đánh giá bước đầu áp dụng dạy học tích cực ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, qua sản phẩm của HV một số lớp hội thảo tập huấn đánh giá, giám sát dạy học tích cưc, qua sản phẩm của giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, chúng tôi có một số đề xuất về việc phát triển năng lực cho học sinh qua môn Hóa học như sau: 2.4.1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện ở khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất giả thuyết, kiểm tra giả thuyết và rút ra kết luận nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Qua theo dõi áp dụng dạy học tích cực cho thấy: Năng lực giải quyết vấn đề được phát triển không chỉ thông qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Một vấn đề học tập nảy sinh khi giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các phương pháp học tập khác như học theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án và đặc biệt nhất là phương pháp học theo dự án. Thí dụ, các vấn đề xuất hiện không chỉ khi giải các bài toán hóa học mà còn xuất hiện rất nhiều khi nghiên cứu tính chất của các chất, ứng dụng và điều chế các chất như: Có phải mọi kim loại đều có thể tác dụng (khử) được với dung dịch axit và giải phóng khí hiđro hay không? Có phải kim loại nào cũng tác dụng (khử) được với (ion kim loại) dung dịch muối bất kì hay không? Thế điện cực chuẩn của kim loại là gì? Làm thế nào để xác định được thế điện cực chuẩn của kim loại? Mọi hiđro cacbon có cùng công thức phân tử sẽ có cùng công thức cấu tạo và có tính chất giống nhau hay không? Khi cộng hợp HX vào phân tử anken bất đối xứng thì tạo ra các sản phẩm như thế nào? Tại sao flo không thể điều chế theo phương pháp điều chế clo, brom, iot? Tại sao các kim loại kiềm và một số kim loại kiềm thổ chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?.... 49 Cao Thị Thặng Đó là các vấn đề luôn xuất hiện trong dạy học khi học sinh độc lập nghiên cứu tính chất của các chất ở góc trải nghiệm, góc phân tích, góc quan sát hay góc áp dụng theo phương pháp học theo góc. Và đó cũng là các vấn đề mà học sinh cần giải quyết nhiệm vụ tự chọn hoặc bắt buộc trong hợp đồng học tập đối với một bài luyện tập sau mỗi chương hoặc một bài nghiên cứu về một loại chất hoặc một chất cụ thể như oxit, axit, bazơ, muối, HCl, H2SO4, oxi, lưu huỳnh.... Các vấn đề cũng được nêu ra và giải quyết khi học sinh học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để tìm hiểu tính chất của một số chất như sắt, hợp chất sắt, crom và hợp chất của crom, tinh bột, glucozơ... ở THPT. Những điều mà học sinh cần giải quyết trong dạy học dự án là những vấn đề chung hơn, thí dụ như: Làm thế nào để thu thập được thông tin về nguồn nước ô nhiễm, khái niệm nước ô nhiễm, nguyên nhân nước bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch. Sử dụng nguồn nào để thu thập thông tin, phương pháp sử lí thông tin như thế nào? Cách trình bày báo cáo sản phẩm dự án?... Như vậy vai trò của giáo viên là giúp học sinh tìm tòi phát hiện ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết và sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 2.4.2. Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Hóa học Thực tiễn triển khai, đánh giá các tiết dạy học tích cực của giáo viên cho thấy: Học tập hợp tác không chỉ được thực hiện khi sử dụng đơn thuần phương pháp học tập hợp tác mà thường xuyên phối kết hợp khi học sinh nghiên cứu bài mới, khi luyện tập, khi thực hành hóa học. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học đã nêu đều có phối kết hợp học tập hợp tác. Học theo góc khi nghiên cứu tính chất của một số loại chất hoặc chất cụ thể ở chương trình Hóa học lớp 9 sẽ hình thành góc theo phong cách học và ở mỗi góc học sinh cần hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi góc. Và ở mỗi góc học sinh có thể được tổ chức hợp tác theo kĩ thuật khăn trải bàn hoặc sơ đồ tư duy để tăng cường khả năng hợp tác, tăng cường trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm để tăng hiệu quả của phương pháp. Trong học theo dự án, thí dụ dự án nghiên cứu về công nghiệp silicat ở Hóa học lớp 11, vai trò của học hợp tác càng rõ rệt vì 1-2 cá nhân không thể thực hiện được nhiệm vụ của dự án trong một thời gian nhất định với các nhiệm vụ đa dạng. Dạy học giải quyết vấn đề hoặc học theo hợp đồng cũng có những thời điểm cần học hợp tác thì mới đạt hiệu quả. Một số kĩ thuật như khăn trải bàn, mảnh ghép, sơ đồ tư duy... giúp tăng cường hiệu quả của phương pháp học hợp tác khi phân tích tài liệu, khi áp dụng giải quyết vấn đề và do đó làm phát triển năng lực hợp tác của học sinh, năng lực xã hội, kĩ năng sống cho học sinh rất tốt. 50 Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực... Tuy nhiên, cần chú ý tới tính phức tạp và độ khó của nhiệm vụ được giao khi thực hiện học hợp tác thì mới phát huy hết hiệu quả của phương pháp này. Những nhiệm vụ quá dễ hoặc quá khó sẽ gây nhàm chán, tính ỷ lại... và không phát triển năng lực hợp tác cho tất cả học sinh trong nhóm. 2.4.3. Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua môn Hóa học Năng lực sáng tạo của học sinh thể hiện ở cấp độ khác nhau: Làm theo cách khác, tạo nên cái mới từ cái đã biết, suy nghĩ về cách làm mới, cách giải quyết mới, tìm ra cái mới... Trong dạy học hóa học từ trước đến nay, chúng ta thường hướng học sinh giải bài tập theo nhiều cách khác nhau, tìm ra cách giải mới, cách giải độc đáo, nhiều cách giải... Tuy nhiên việc phát triển tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo cho học sinh ngày nay không chỉ dừng lại ở việc giải bài tập mang nhiều tính lí thuyết mà nên hướng học sinh tìm ra cách làm mới, cách thực hiện nghiên cứu để tìm ra những cái mới có ứng dụng thực tiễn, gắn với đời sống thực của học sinh. Thí dụ, khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, thành phần kim loại đối với sự ăn mòn kim loại ở lớp 9 và lớp 12, giáo viên có thể yêu cầu học sinh suy nghĩ để đề xuất tiến hành thí nghiệm nghiên cứu trong thời gian 1-2 tuần, thí dụ như: 1 đinh sắt ngâm trong nước muối ở ống nghiệm 1 và một đinh sắt có quấn dây nhôm xung quanh và ngâm trong nước muối ở ống nghiệm 2 cùng một số thí nghiệm khác... học sinh có thể tiến hành quan sát và ghi hiện tượng 2 ngày 1 lần trong 2 tuần để rút ra kết luận về ảnh hưởng của môi trường hoặc ảnh hưởng của thành phần kim loại đối với sự ăn mòn điện hóa... Khi học sinh tiến hành nghiên cứu dự án về vệ sinh an toàn thực phẩm (trồng rau sạch) và rau không sạch ở địa phương, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đề xuất cách thực hiện nghiên cứu, cách tiến hành cụ thể để thu được các thông tin, cách xử lí thông tin để xây dựng báo cáo... Qua đó cũng giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo. Trong dự án về sử dụng chất liệu nhựa phế thải, giáo viên có thể khuyến khích học sinh thu gom, chế biến gia công ra một số đồ dùng học tập, sinh hoạt đó cũng là hướng để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Hoặc cũng có thể cho học sinh nghiên cứu chưng cất tinh dầu hoa nhài, hoa bưởi ở mức độ đơn giản nhất. 2.5. Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Có nhiều cấp độ ứng dụng khác nhau, trong bài viết này hướng tới năng lực ứng dụng ICT để tạo ra sản phẩm một cách sáng tạo từ thấp đến cao trong học tập Hóa học. Trong bộ môn Hóa học, ngoài việc sử dụng máy tính như công cụ đánh máy, 51 Cao Thị Thặng cần hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính như là phương tiện để tìm kiếm thông tin, lưu giữ thông tin, trao đổi thông tin và thiết kế một số sản phẩm theo cách riêng của mình tạo ra sự khác biệt. Thí dụ: Trong hợp đồng của nhóm học theo dự án tìm hiểu về sản xuất xi măng, sản xuất thủy tinh, sản xuất đồ gốm ở lớp 11. Ngoài tìm hiểu và thu thập thông tin từ thực tiễn, giáo viên khuyến khích học sinh thu thập và xử lí thông tin từ mạng internet. Cùng một chủ đề giống nhau nhưng mỗi nhóm học sinh lại thu được các thông tin khác nhau, cách sắp xếp, bố cục báo cáo, phân tích số liệu, dữ liệu khác nhau. Như vậy, học sinh đã ứng dụng một cách độc lập và sáng tạo để tạo ra sản phẩm riêng. Hoặc khi sử dụng phần mềm trên mạng để thiết lập sơ đồ tư duy cho một bài ôn tập hoặc phát triển các ý tưởng thực hiện dự án, giáo viên khuyến khích mỗi nhóm học sinh tìm ra cách áp dụng riêng cho mình để tăng cường tính sáng tạo cho học sinh. 2.6. Phát triển năng lực giao tiếp qua dạy học Hóa học Năng lực giao tiếp trong dạy học Hóa học thể hiện ở chỗ học sinh biết sử dụng ngôn ngữ hóa học để thu thập thông tin, trình bày thông tin, trao đổi thông tin. Với các phương pháp dạy học hiện nay, việc phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh có rất nhiều hạn chế: đại bộ phận học sinh không được trình bày ý tưởng, trao đổi ý tưởng, rèn khả năng trình trình bày, lắng nghe và phản hồi tích cực... Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã nêu trên đều tạo cho học sinh được trình bày ý tưởng, kết quả của mình, biết lắng nghe thu thập thông tin và trao đổi thông tin với người khác như: Học sinh có nhiều cơ hội được đại diện nhóm để trình bày kết quả trước toàn lớp, được trình bày ý kiến, chia sẻ thông tin trong nhóm cũng như ở trên lớp... Do đó có thể phát triển năng lực giao tiếp nhiều hơn so với cách dạy học hiện nay. Làm thế nào để sử dụng các phương pháp và kĩ thuật mới có hiệu quả? Thực tiễn áp dụng của nhiều giáo viên đã chỉ ra rằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trên cần được coi là nguồn bổ trợ để phát triển năng lực cho học sinh bởi có thể không thực hiện được thường xuyên ở trên lớp với tất cả các bài hóa học khác nhau. Tùy theo điều kiện từng trường, từng địa phương có thể lựa chọn nội dung phù hợp để thực hiện mỗi phương pháp hoặc phối kết hợp sao cho đạt hiệu quả phát triển năng lực cho học sinh. Cần hiểu rõ bản chất, quy trình thực hiện, ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp để thực hiện phù hợp đạt hiệu quả cao. Tránh thực hiện hình thức, mất nhiều thời gian mà không đạt hiệu quả, gây nặng nề cho học sinh. 52 Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực... 3. Kết luận Cùng với việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng dạy học tích cực, nghiên cứu thực tiễn áp dụng bước đầu đã chứng tỏ sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là một hướng khả thi để phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh qua dạy học hóa học ở Việt Nam. Tuy nhiên cách thực hiện và triển khai hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào nhận thức và áp dụng sáng tạo của mỗi giáo viên hóa học đặc biệt là việc tổ chức thực hiện triển khai theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học tích cực tại mỗi trường mỗi địa phương. Đồng thời cần đổi mới đánh giá kết quả dạy học theo định hướng đánh giá năng lực. Việc đưa nội dung dạy học tích cực và phát triển năng lực thành những chuyên đề tự chọn hoặc bắt buộc cho sinh viên sư phạm hoặc các chuyên đề cao học là một việc nên làm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường sư phạm và đổi mới giáo dục ở trường phổ thông đối với bộ môn Hóa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo - Dự án Việt - Bỉ - Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, 2010. Dạy và học tích cực. Nxb Đại học Sư phạm. [2] Unis Hanoi Master Curriculum. Subjects: English, French, Swedish, Man- darin, Korean, Vietnamese, Social Studies, Mathematics, Science, Physical educa- tion, Computer, Art, Music, Grades 9, 10, 11, 12. Unis Hanoi (United Nations Int
Tài liệu liên quan