Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Mapinfo

Nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật đã và đang quan tâm đến việc nghiên cứu vùng phân bố, điểm phân bố, qui mô phân bố, và biến động phân bố của các loài, quần thể, quần xã hay hệ sinh thái. Việc thể hiện nội dung này không chỉ dừng lại ở mô tả mà còn được thể hiện trên bản đồ.

pdf18 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3962 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Mapinfo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Hướng dẫn sử dụng MapInfo 1. Nhu cầu thực tế Nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật đã và đang quan tâm đến việc nghiên cứu vùng phân bố, điểm phân bố, qui mô phân bố, và biến động phân bố của các loài, quần thể, quần xã hay hệ sinh thái. Việc thể hiện nội dung này không chỉ dừng lại ở mô tả mà còn được thể hiện trên bản đồ. Các phương pháp xây dựng bản đồ truyền thống tốn không ít thời gian của các nhà chuyên môn. Hệ thông tin địa lý (GIS), công nghệ thông tin ra đời đã hỗ trợ một cách đắc lực cho các nhà sinh học. Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đã quan tâm thể hiện sự phân bố của các loài các quần thể động vật trên bản đồ thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý. 1.1 Bản đồ phân bố Đây là loại bản đồ thể hiện sự phân bố của 1 loài hay nhiều loài ở khu bảo tồn, một huyện, một tỉnh hay một vùng. Tuỳ theo đặc điểm, nội dung chuyên môn mà các nhà chuyên môn sử dụng các ký hiệu dạng điểm hoặc dạng vùng để hiển thị sự phân bố của các đối tượng. Bản đồ mật độ Loại bản đồ này thường được sử dụng để biểu thị sự tập trung của một loài hay quần xã. Có thể sử dụng cấp độ đậm nhạt của mầu hoặc cấp độ mau thưa của kiểu nét chải để biểu thị mật độ phân bố của loài cao hay thấp. Bản đồ tuyến khảo sát Là bản đồ thể hiện các tuyến, các điểm hay lộ trình khảo sát thực địa của các nhà nghiên cứu tài nguyên sinh vật. 1.2 Bản đồ thảm thực vật Công nghệ Viễn thám, Hệ thông tin địa lý hỗ trợ đắc lực việc xây dựng bản đồ thảm thực vật. Các thông tin (diện tích, độ dài, số điểm) chiết suất từ bản đồ nhanh hơn so với việc thực hiện bằng tay. 1.3 Bản đồ Quy hoạch Với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin địa lý bản đồ qui hoạch hạn chế được các nhược điểm trong việc phân chia lô khoảnh. Các đối tượng được phân biệt qua mầu sắc, đường bao, kiểu nét chải. 2. Cấu trúc dữ liệu Có 4 loại dữ liệu được MapInfo sử dụng đó là điểm, đường, vùng và ký tự (chữ số) 2.1 Điểm Là một vị trí được tạo thành bởi 2 giá trị của kinh độ và vĩ độ khi nói về một điểm trên bề mặt trái đất là nói đến giá trị của kinh độ và vĩ độ. Kinh độ có giá trị từ 0 đến 360, Vĩ độ có giá trị từ 0 đến 90 thuộc Bắc hoặc Nam bán cầu). vd điểm A (21° 24' 9.541728"; 105° 43' 14.28636") có nghĩa điểm A là điểm có toạ độ 21độ 24 phút 9.541728giây vĩ độ bắc và 105 độ 43 phút và 14.28636 giây kinh độ Đông. 22.2 Đường Đường là đối tượng được nối giữa 2 điểm trở lên. Một đường khép kín là đường tạo bởi ít nhất là 3 điểm và có điểm đầu trùng với điểm cuối. 32.3 Vùng Vùng được tạo ra bởi một đường khép kín 3. Đặc tính đối tượng 3.1 Đặc tính mầu Các đối tượng được hiển thị theo các mầu khác nhau. MapInfo cho phép chọn nhiều loại mầu theo tổ hợp của 3 mầu cơ bản, Đỏ, Xanh và Lục. 43.2 Đặc tính hình dạng, kiểu loại Có nhiều kiểu thể hiện hình dạng của các đối tượng Điểm: Đường: 5Vùng 3.3 Đặc tính tính chất (thuộc tính) MapInfo cho phép lưu trữ 256 trường cho mỗi đối tượng, mỗi trường có thể lưu trữ 254 ký tự. Tóm lại: Để phân biệt các đối tượng MapInfo cho phép người sử dụng 4 loại đối tượng điểm, đường, vùng và chữ số. MapInfo có 3 đặc điểm để thể hiện mỗi loại đối tượng như mầu sắc, hình dạng và tính chất. 64. Làm việc với bảng (Table) 4.1 Mở bảng (table) mới MapInfo quản lý một file dữ liệu thông qua 5 loại file khác nhau: binhdo.tab là file chứa thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu . binhdo.dat là file chứa thông tin nguyên thuỷ (các thông tin về thuộc tính của đối tượng) binhdo.map là file mô tả các đối tượng địa lý (toạ độ, độ dài, hình dạng...) binhdo.id là file mang thông tin liên kết giữa các đối tượng với nhau. binhdo.ind chứa các thông tin về chỉ số đối tượng khi copy số liệu MapInfo cần lưu ý copy đủ 5 loại file cần thiết nêu trên. Để mở 1 bảng mới thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Ở menu file chon New table, phần mềm sẽ hiện hộp hội thoại sau: Đánh dấu Open New Mapper Chọn Create phần mềm sẽ hiển thị hộp hội thoại New table structure (cấu trúc của bảng: bảng gồm các trường thuộc tính: Name = tên trường: Type = kiểu dữ liệu của trường: Width = độ dài trường). 7Sau khi đã chọn đủ số trường kiểu dữ liệu của trường, độ dài của trường cần chọn hệ toạ độ của bảng: Đây là thông tin quan trọng hệ thống toạ độ của bản đồ: Nhấn vào nút Projection phần mềm sẽ hiển thị hộp hội thoại Ở phần Category chọn Universal Transverse Mercator (WGS 84) Ở phần Category Members chọn UTM Zone 48, Northern Hemisphere (WGS84) sau đó nhấn OK. và nhấn Create để tạo bảng mới: Lúc này phần mềm sẽ hiển thị hộp hội thoại 8Đặt tên cho bảng, chọn thư mục để lưu trữ bảng sau đó nhấn Save khi đó ta đã làm việc với một bảng dữ liệu mới có các trường thuộc tính như đã chọn. 4.2 Vẽ các đối tượng Để vẽ các đối tượng người sử dụng cần thao tác: Ở Menu Map chọn Layer control, phần mềm sẽ hiển thị hộp hội thoại đưa thanh sáng về bảng cần vẽ thêm, đánh dấu vào ô thứ 2 và nhấn OK. Khi đó MapInfo cho phép vẽ lên bảng. 94.3 Các chế độ của bảng 4.3.1 Vẽ thêm/không vẽ thêm 4.3.2 Hiển thị/không hiển thị 4.3.3 Nhãn mác/không nhãn mác Vẽ điểm Vẽ đường thẳng Vẽ đường Vẽ vùng Vẽ đường cong Vẽ vùng hình tròn Vẽ hình chữ nhật Vẽ hình lượn góc Viết chữ Sửa đường theo điểm Thêm điểm vào đường Kiểu điểm kiểu đường Kiểu vùng kiểu chữ 10 4.4 Xoá, cắt đối tượng theo hình dạng có sẵn Để xoá đường hay xoá vùng cần nhấn chuột lên đối tượng đó để chọn đối tượng sau đó nhấn Delete để xoá. Để cắt hay phân chia đường hoặc vùng theo một hình nào đó thành 2 miền riêng biệt, miền nằm trong hình và miền nằm ngoài hình cần tiến hành theo các bước B1: Chọn đối tượng cần phân chia B2: từ menu Object chọn Set targets, lúc này đối tượng cần cắt hay tách làm đôi ở trong tình trạng sẵn sàng. B3: Chọn vùng dùng để cắt B4: Từ menu Object - Chọn Split để chia đối tượng thành 2 miền trong và ngoài - Chọn Erase outside để xoá miền ngoài - Chọn Erase để xóa miền trong Đối tượng cần chia, cắt hình chưa cắt 11 4.5 Công cụ làm việc: Thanh công cụ Main cung cấp một số dụng cụ làm việc Con trỏ (chọn) chọn theo hình vuông Chọn theo hình tròn chọn theo vùng chon theo tam giác không chọn Phóng to thu nhỏ Tỉ lệ bản đồ di bản đồ thông tin thuộc tính chọn cửa sổ bản đồ dán nhãn thước đo điều khiển lớp bản đồ thông tin về đối tượng hiển thị chú giải 12 4.6 Các trường thuộc tính Khi làm việc với nhiều đối tượng người sử dụng nên sử dụng số liệu thuộc tính để quản lý các đối tượng. Ví dụ: khi xây dựng bản đồ phân bố động vật ngoài vị trí phân bố nên sử dụng thông tin thuộc tính để phân biệt các loài khác nhau: B1: sử dụng công cụ thông tin thuộc tính (nút có chữ I) B2: nhấn công cụ đó vào đối tượng lúc này phần mềm sẽ hiển thị hộp hội thoại Khi đó người sử dụng có thể nhập thông tin thuộc tính theo một trường nhất định 5. Làm việc với nhiều bảng Người sử dụng có thể làm việc với nhiều bảng cùng một lúc (bảng đường bình độ, bảng sông suối, bảng giao thông...). 5.1 Mở nhiều bảng B1: Từ Menu File chọn Open B2: chọn 1 hay nhiều table, ở Preferred View chọn Current Mapper sau đó chọn Open 13 5.2 Thứ tự các bảng B1: Từ menu Map chọn Layer Control B2: đặt thanh sáng lên bảng cần thay đổi thứ tự B3: nhấn Up để dịch chuyển lên trên, Down để dịch chuyển xuống dưới 14 6. Chú giải bản đồ Có 2 cách để xây dựng chú giải bản đồ: - Chú giải bằng tay Tuỳ theo người sử dụng ký hiệu các đối tượng mà xây dựng chú giải - Chú giải tự động Khi bảng có các điểm phân bố và mỗi điểm đều mang thông tin của một loài nào đó người sử dụng có thể xây dựng chú giải tự động. B1: Từ Menu Map chọn Creat Thematic Map, lúc này phần mềm sẽ hiển thị hộp hội thoại B3: Tuỳ theo loại đối tượng, mục tiêu của bản đồ chuyên đề người sử dụng chọn kiểu loại bản đồ: B4: Bài tập ví dụ là xây dựng bản đồ phân bố động vật, thực vật chọn Individual B5: Chọn Point Indvalue Default nhấn Next B5: Phần mềm sẽ hiển thị hộp hội thoại 15 B6: Ở hộp Table chọn bảng cần làm chú giải, ở Field chọn trường thuộc tính cần xây dựng chú giải, sau đó nhấn Next lúc này hộp hội thoại sẽ hiển thị B7: Nhấn vào Style để chọn kiểu hiển thị, nhấn vào Legend để làm chú giải. B8: Nhấn ok khi hoàn tất. 16 7. Xây dựng khung, lưới bản đồ 7.1 Khung Mở bảng lưới, nếu chưa có bảng lưới thao tác B1: Mở bản đồ phân bố động vật B2: từ Menu file chọn Save table As B3: Đặt tên cho file mới là luoi. B4: Mở bảng luoi.tab B5: Từ menu Query chọn Select All from luoi B5: nhấn Delete để xóa các đối tượng không cần thiết B6: sử dụng công cụ vẽ hình vuông để vẽ khung bản đồ, khung bản đồ phải lớn hơn vùng nội dung bản đồ. B8: Nháy đúp vào khung bản đồ vừa vẽ, hộp hội thoại Rectangle Object xuất hiện, làm tròn toạ độ khung thành phần chẵn. Chú ý, ghi lại trị số giới hạn kinh độ, giới hạn vĩ độ của khung bản đồ. 17 Nhấn vào Style xuất hiện hộp hội thoại. Chọn Pattern = None, Border = Pixel, đậm Nhấn OK để hoàn tất 7.2 Ký hiệu toạ độ Sử dụng chức năng TEXT để nhập toạ độ của khung bản đồ Nhấn “A” sau đó nhấn vào góc của khung bản đồ nhập trị số, kinh vĩ độ của khung. Đặt đúng vị trí, góc quay... 18 8. Layout và In Sau khi đã bố trí xong nội dung của bản đồ cần xuất khẩu ra file ảnh, hoặc in ra máy in cần điều chỉnh trang giấy. B1: Từ Menu Map chọn Option B2: Chọn preserve Current Scale, nhấn OK để kết thúc B3: Đưa cửa sổ hiển thị về hình chữ nhật có tỉ lệ gần giống như tỉ lệ của giấy A4 B4: Dùng các thanh công cụ phóng to, thu nhỏ, kéo bản đồ để hiển nội dung bản đồ cho phù hợp với khổ giấy. B5: Từ Menu Window chọn New Layout window Phần mềm sẽ hiển thị trang in có nội dung của bản đồ và chú giải. Sử dụng các công cụ Region Style, Line Style để hiển thị Layout và in 9. Các dạng dữ liệu chuyển đổi của MapInfo