Báo cáo vĩ mô năm 2012

TÓM TẮT Năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm so với năm 2011 và 2010. Tuy nhiên mức tăng 5,03% được cho là hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và trọng tâm của Nhà nước là ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô thay vì tăng trưởng. Với trọng tâm như vậy, lạm phát từ mức hai con số vào nửa cuối năm 2011 đã được kiểm soát và chốt năm 2012 ở mức 6,81%, thậm chí còn thấp hơn mục tiêu của Chính phủ là 7-8%. Tuy nhiên sự sụt giảm của tổng cầu lại là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát thấp nên đây chưa hẳn đã là một điểm hoàn toàn sáng của nền kinh tế.

pdf15 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo vĩ mô năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1 Vietinbank Captial 4/01/2013 BÁO CÁO VĨ MÔ NĂM 2012 2 TÓM TẮT Năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm so với năm 2011 và 2010. Tuy nhiên mức tăng 5,03% được cho là hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và trọng tâm của Nhà nước là ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô thay vì tăng trưởng. Với trọng tâm như vậy, lạm phát từ mức hai con số vào nửa cuối năm 2011 đã được kiểm soát và chốt năm 2012 ở mức 6,81%, thậm chí còn thấp hơn mục tiêu của Chính phủ là 7-8%. Tuy nhiên sự sụt giảm của tổng cầu lại là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát thấp nên đây chưa hẳn đã là một điểm hoàn toàn sáng của nền kinh tế. Tỷ giá ổn định, cán cân thanh toán thặng dư là những điểm đáng ghi nhận trên thị trường ngoại hối. Cả năm 2012, Việt Nam ước tính xuất siêu đạt 284 triệu USD, lần đầu tiên suất siêu từ năm 1993. Tuy nhiên đây chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng do xuất siêu là do tình trạng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm mạnh dẫn dến nhập khẩu giảm. Năm 2012 là một năm không thành công đối với lĩnh vực ngân hàng khi những khó khăn của ngành lộ diện rất rõ. Những câu chuyện về nợ xấu tăng cao, sự mất cân bằng giữa cho vay và huy động ngày càng lớn, những sai phạm và điều này dẫn đến sự thay đổi hàng loạt trong hệ thống nhân sự cao cấp của ngành ngày càng nhiều và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên quá trình điều hành lãi suất cũng như ban hành chính sách kịp thời của NHNN đã bám sát nền kinh tế, điều tiết thị trường và phần nào hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu như đầu năm 2012, thị trường chứng khoán dậy sóng và duy trì được đà tăng cho đến tháng Năm thì những tháng tiếp theo lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh về thanh khoản và xu hướng đi ngang của cả hai chỉ số. Dòng tiền dường như rút khỏi thị trường khi không có thông tin vĩ mô rõ ràng ủng hộ sự thay đổi xu hướng. Những ngày cuối cùng của năm 2012, sự điều chỉnh giảm lãi suất cũng như những gói cứu trợ bất động sản bắt đầu được tung ra, thị trường đã có những chuyển biến tích cực, một nhịp tăng mới hình thành. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn đó và do vậy một xu hướng tăng trưởng bền vững của thị trường vẫn cần có thời gian để kiểm định. 3 I. KINH TẾ VĨ MÔ 1. Tốc độ tăng trưởng GDP Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tăng 5,03% so với năm 2011. Con số này thấp hơn so với mức dự báo được đưa ra trước đó là 5,2 – 5,5% và càng thấp hơn mục tiêu đặt ra cho năm 2012 là 6,4%. Nếu xét trong bối cảnh kinh tế hiện tại, với mục tiêu trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì việc tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt hơn 5% là điều hợp lý. Tuy nhiên, nằm trong kế hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân (đã điều chỉnh) phải đạt từ 6,5-7% thì việc tăng chậm lại của năm 2012 sẽ gây khó khăn cho những năm tiếp theo. Cụ thể, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được kế hoạch, thì hai năm 2014 và 2015 tăng trưởng GDP phải đạt từ 8-9%. Có thể nói cho tới thời điểm hiện tại, việc hoàn thành mục tiêu trên là rất khó khăn. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng theo từng khu vực đều có sự giảm sút so với năm 2011. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh nhất với tốc độ hơn 32%, từ 4,01% năm 2011 xuống còn 2,72% năm 2012, chỉ đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung 5,03%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm và cuối cùng là khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm. 2. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt Tháng 12/2012, chỉ số CPI của cả nước tiếp tục giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2011, chỉ số này tăng 6,81%. Như vậy mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định CPI ở mức một con số đã được thực hiện thành công. Trong các nhóm hàng trong rổ CPI, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lần đầu tiên chỉ tăng 1% so với tháng 12 năm trước, đóng góp vào mức tăng chung của cả năm chỉ là 0,4%. Ngược lại, nhóm thuốc và Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (%) Nguồn: GSO, Bộ KH&ĐT Tăng trưởng kinh tế theo khu vực Nguồn: GSO 4 dịch vụ y tế tăng đột biến khi cả năm tăng tới 45,23%, đóng góp 2,5% trong tổng số 6,81% chung cả năm. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục cũng tăng tới 16,97% và đóng góp thêm 1,14% tăng chung cả năm. Nhìn lại cả chặng đường năm 2012, từ mức hai con số ở những tháng đầu tiên, CPI đã giảm mạnh và thậm chí âm vào tháng 6 và tháng 7. Mức giảm hai tháng liên tiếp đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tình trạng giảm phát. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài và nguy cơ giảm phát không còn đáng lo ngại. Nhưng cũng phải nhìn vào thực tế rằng việc CPI giảm không hẳn là một tín hiệu quá tốt khi giảm chủ yếu do sự giảm sút của tổng cầu, đầu tư, sản xuất và tiêu dùng. Hệ quả của sự thắt chặt chính sách tiền tệ là tình trạng sản xuất đang đình đốn, doanh nghiệp co hẹp sản xuất kinh doanh và phải tập trung giải phóng hàng tồn kho hơn là mở rộng sản xuất. Cuối năm 2012, việc tăng giá điện thêm 5% sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chi phí đầu vào của ngành sản xuất và từ đó, tác động không nhỏ tới chỉ số CPI những tháng đầu năm 2013. Ngoài ra việc nới lỏng cung tiền cũng làm cho giá tiêu dùng chịu tác động và có xu hướng đi lên. Áp lực lạm phát gia tăng trở lại vào năm 2013 hoàn toàn có thể nếu như không cân nhắc và xem xét những vấn đề trên một cách kỹ lưỡng. 3. Cán cân thanh toán a. Xuất nhập khẩu Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 63,9 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm trước. Năm 2012, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò chủ đạo trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Các mặt hàng tăng mạnh là điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp. Mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 17,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,6 điểm phần trăm. Nhìn chung con số này phản ánh rõ khó khăn của khối doanh nghiệp trong nước khi tiếp tục loay hoay tìm hướng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Chỉ số CPI năm 2012 (%) Nguồn: GSO 5 Về nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993. Trong năm chỉ có ba tháng nhập siêu ở mức thấp, các tháng còn lại đều xuất siêu, đặc biệt là các tháng cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD. b. Tỷ giá và dự trữ ngoại hối Nếu như đầu năm 2011, tỷ giá được nhắc đến nhiều khi NHNN có một bước phá giá mạnh, tăng tỷ giá 9,3% vào ngày 11/2 thì trong suốt năm 2012, với cam kết giữ tỷ giá ổn định được Thống đốc đưa ra ngay từ đầu năm, tỷ giá có xu hướng ổn định và neo đậu tại mốc 20.828 VND/USD. Trong bối cảnh toàn nền kinh tế khó khăn như năm 2012, đây được coi là một thành công của NHNN. Với chính sách định giá VND cao, giữ chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức hấp dẫn trong khi áp lực lạm phát suy giảm đã góp phần quan trọng cho việc giảm cầu găm giữ ngoại tệ. Trên thị trường đã có xu hướng dịch chuyển từ gửi ngoại tệ sang VND. Thêm vào đó, nguồn vốn từ nước ngoài chuyển về được gửi vào ngân hàng cũng làm tăng cung ngoại tệ, kéo tỷ giá đi xuống. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp hành chính để trấn áp thị trường ngoại tệ tự do và việc quản lý chặt chẽ thị trường vàng, ngăn chặn việc nhập khẩu, nhập lậu vàng xóa bỏ tình trạng đầu cơ ngoại tệ gây ra cầu ảo cũng là một tác nhân giúp thị trường ngoại hối ổn định. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng, cầu ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và cả hàng tiêu dùng đều giảm do tổng cầu suy yếu và tình trạng sản xuất đình đốn trong năm 2012 cũng là một nguyên nhân để tỷ giá ổn định. Cán cân thương mại năm 2012 (triệu USD) Nguồn: GSO 6 Năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam cũng thăng bằng, góp phần làm cho cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư và dự trữ ngoại hối tăng mạnh trở lại, gấp đôi so với đầu năm và tiến tới đạt chuẩn quốc tế (12 tuần nhập khẩu). Trong ngắn hạn 2013, với diễn biến như hiện tại, tỷ giá vẫn có xu hướng duy trì ổn định. Tuy nhiên trong dài hạn, việc neo giữ tỷ giá cố định quá lâu sẽ gây khó khăn cho khu vực xuất khẩu do vậy áp lực phá giá vẫn có thể xảy ra. c. FDI Theo Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết 15/12/2012, vốn FDI vào Việt Nam đạt 12,7 tỷ USD, bằng 82,1% cùng kỳ năm trước. Vốn thực hiện ước tính đạt 10,5 tỷ USD, bằng 95,1% năm 2011. Như vậy so với năm 2011, cả vốn đăng ký và vốn giải ngân đều có sự giảm sút. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, các nhà đầu tư khó khăn về nguồn lực tài chính. Thêm vào đó, sự cạnh tranh thu hút vốn giữa các nước trong khu vực ngày càng mạnh mẽ. Xu hướng rút vốn ra khỏi thị trường mới nổi trong những năm gần đây cũng là một nguyên nhân khiến nguồn vốn FDI vào Việt Nam giảm sút. Vốn FDI năm 2012 tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 8,9 tỷ USD, chiếm 70% tổng vốn đăng ký. Bình Dương tiếp t ục là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất với hơn 1,63 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng vốn đăng ký cấp mới. Về quốc gia, Nhật Bản vẫn là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 2012 với tổng vốn đăng ký cấp mới hơn 4 tỷ USD, chiếm 51,4 tổng vốn đăng ký. 4. Ngân sách nhà nước bội chi bằng 4,8% GDP Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào thời điểm cuối năm 2012, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước ước đạt 741,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,14% so với dự toán và tăng 5,3% so với năm 2011. Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước là 904,1 ngàn tỷ đồng, tăng 0,11% so với dự toán và tăng 14,6% so với năm 2011. Như vậy bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,8% GDP. Theo như kế hoạch được Quốc hội thông qua, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng thu chi ngân sách nhà nước vẫn đang nằm trong phạm vi kiểm soát. Về lộ trình giảm bội chi ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán khả năng cân đối ngân sách trong trung hạn, từ đó đề xuất và đã được thông qua định hướng giảm dần bội chi để đến năm 2015 đạt dưới 4,5% GDP Cơ cấu FDI năm 2012 Nguồn: GSO 7 5. Tiền tệ và ngân hàng a. Lãi suất được điều chỉnh giảm dần trên cơ sở lạm phát ổn định Với trọng tâm là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, ngay từ đầu năm 2012, các biện pháp của Chính phủ và NHNN đã phát huy tác dụng. Lạm phát có xu hướng giảm mạnh sau khi đã đạt đỉnh vào tháng 8/2011. Trên cơ sở đó các mức lãi suất cũng được NHNN điều chỉnh theo chiều hướng giảm xuống với 6 lần giảm lãi suất điều hành và 5 lần giảm trần lãi suất huy động. Đồng thời các biện pháp hành chính như đưa mức lãi suất cho vay về dưới 15% trước ngày 15/7/2012 cũng được áp dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình điều chỉnh lãi suất Nguồn: SBV Về cơ bản, tính đến cuối năm 2012, mức lãi suất cho vay đã tương đối ổn định, đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức trần lãi suất được cố định ở 13% đối với các khoản vay ngắn hạn. b. Thanh khoản tốt thể hiện ở mức lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm dần và ổn định Do ảnh hưởng từ năm 2011, những tháng đầu năm 2012 thanh khoản trên thị trường LNH vẫn còn khá căng thẳng thì càng vào sâu trong năm, tình trạng này đã được giải quyết khá tốt. Mức lãi suất qua đêm, 1 tháng và 6 tháng những tháng đầu năm dao động trong khoảng 14-16% thì đến cuối năm, mức lãi suất này giảm xuống chỉ còn 4-7% . Mặc dù có những thời điểm trên thị trường xảy ra những biến cố trầm trọng liên quan trực tiếp đến một số ngân hàng lớn thì thanh khoản vẫn được đảm bảo tốt. NHNN đã có những động thái bơm hút tiền trên thị trường LNH một cách hợp lý vào đúng thời điểm nên hệ thống vẫn hoạt động an toàn. 8 Tuy nhiên, nhìn lại những tháng cuối quý III khi có thời điểm lãi suất LNH tăng mạnh tới 12%/năm, có thể nhận thấy đang có sự phân hóa thanh khoản giữa các nhóm ngân hàng trong hệ thống. Nếu như những ngân hàng lớn luôn dư dả nguồn vốn để mua một lượng lớn trái phiếu và tín phiếu thì các ngân hàng nhỏ vẫn phải vay mượn với lãi suất cao trên cả thị trường 1 và thị trường 2. Diễn biến lãi suất bình quân LNH (%/năm) Nguồn: sbv.gov.vn, Vietinbank Capital tổng hợp c. Tín dụng tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây đi ngược lại với tốc độ tăng trưởng huy động Theo số liệu của NHNN, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 4,85% trong 11 tháng đầu năm và ước tính sẽ tăng từ 5 – 5,5% trong năm 2012. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây (28%) thì mức tăng trưởng tín dụng năm nay rất thấp. Tình trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn, tổng cầu suy giảm dẫn đến doanh nghiệp không bán được hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh và ưu tiên cho mục tiêu giải phóng hàng tồn kho. Thứ hai, trong một năm quá nhiều biến động đối với ngành ngân hàng, nợ xấu có xu hướng tăng cao và Tăng trưởng tín dụng qua các năm (%) Nguồn: SBV 9 nhanh, các ngân hàng thương mại có xu hướng thắt chặt tín dụng, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền để hạn chế rủi ro. Trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp thì ngược lại, tốc độ huy động vẫn cao. Trong 11 tháng đầu năm, vốn huy động tăng 15,98% so với cuối năm 2011 và ước tính cả năm 2012, con số này là 17%. Thực trạng trên cho thấy dòng tiền vẫn đang tồn đọng trong hệ thống ngân hàng mà không được đẩy ra nền kinh tế. Việc 5 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành từ đầu năm 2012 mặc dù có tác dụng nhưng hiệu quả không lớn do vấn đề chính của doanh nghiệp là giải phóng hàng tồn kho thay vì phải chịu mức lãi suất cao hay thấp. d. Nợ xấu có xu hướng tăng cao và nhanh Trong cả năm 2012, nợ xấu đã trở thành vấn đề nổi cộm của ngành ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng quá nóng và sự quản lý yếu kém trong hệ thống ngân hàng là những nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011. Đến cuối tháng 9, nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 8,82% và ước cả năm sẽ giao động từ 8,5 – 10%. Tính đến nay, trong tổng dư nợ thì dư nợ bất động sản chiếm hơn một nửa. Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu. Thị trường này lại đang ở trạng thái đóng băng nên vấn đề nợ xấu của ngành ngân hàng càng trở nên trầm trọng. e. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra chậm; cơ cấu cổ đông ngân hàng lớn thay đổi mạnh mẽ Sau khi Thủ tướng phế duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vào đầu tháng 3/2012, tính đến thời điểm này, với mục tiêu sẽ tiến hành hợp nhất 5-8 NHTM ngay trong quý I/2012 thì tốc độ tái cơ cấu đang diễn ra khá chậm chạp. Trong năm 2011, có 3 ngân hàng đã tiến hành hợp nhất là SCB – Đệ Nhất và Tín Nghĩa. Năm 2012, thêm một thương vụ sáp nhập giữa Habubank và SHB đã diễn ra thành công vào tháng 8. So với mục tiêu năm 2013 là thời gian đề hoàn thành căn bản cơ cấu lại tổ chức tín dụng thì tốc độ đang khá chậm. Công cuộc sắp xếp lại các tổ chức tín dụng sẽ còn tiếp diễn mạnh trong năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu (%) Nguồn: SBV 10 Tuy nhiên, trong năm 2012 lại là năm đánh dấu sự thay đổi hàng loạt nhân sự cao cấp thuộc hệ thống ngân hàng. Lý do thay đổi, một là do sự ‘đổi chủ’ và hai là sự thoái vốn của cổ đông lớn khỏi một số ngân hàng. Sự ‘đổi chủ’ đầy bất ngờ trong năm 2012 là NH Phương Nam, một ngân hàng khá nhỏ và ít có vị thế trên thị trường đã âm thầm mua cổ phần và chi phối Sacombank khi trong cơ cấu HĐQT mới có đến 4 người từ ngân hàng Phương Nam chuyển sang. Ngoài ra tại TienPhong Bank, ông Đỗ Minh Phú cũng trở thành chủ tịch mới của TienPhong Bank khi mua lại 20% cổ phần của ngân hàng này. Trong năm, ACB cũng thoái vốn khỏi Eximbank và KienLong Bank, Vietcombank bán 15% cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật. 6. Thị trường vàng Nằm trong xu hướng tăng của vàng thế giới, năm 2012, thị trường vàng Việt Nam khá sôi động, đặc biệt vào nửa cuối năm khi giá vàng tăng mạnh 4 tháng liên tiếp. Mức đáy của giá vàng được thiết lập vào ngày 15/5/2012 với mức mua vào bán ra là 40,95 triệu đồng/lượng và 41,15 triệu đồng/lượng. Mức đỉnh được thiết lập vào ngày 5/10/2012 với mức mua vào là 47,88 triệu đồng/lượng và bán ra là 48,18 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên giá vàng trong nước hiếm khi có thời điểm bằng với giá vàng thế giới quy đổi mà luôn có xu hướng cao hơn. Mức chênh lệch cao nhất từ trước đến nay là 4,5 triệu đồng/lượng vào ngày 20/12/2012. Trong năm 2012, một số chính sách quan trọng liên quan đến thị trường vàng đã được ban hành. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã được Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành và có hiệu lực vào 25/5/2012. Theo đó, có một số điểm quan trọng như NHNN được chính thức thay mặt Chính phủ quản lý hoạt động kinh doanh vàng, NHNN được bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối nhà nước. Cơ quan này được thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng qua biện pháp xuất - nhập khẩu vàng nguyên liệu Vào giữa năm 2012, thương hiệu vàng SJC cũng đã được chính thức lựa chọn là thương hiệu vàng quốc gia. Diễn biến thị trường vàng năm 2012 Nguồn: www.sjc.com.vn 11 II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Diễn biến chỉ số VN-Index HNX-Index Nguồn: VietinbankCaptial tổng hợp 1. Diễn biến chung Nếu như tháng 1 và tháng 2/2012, thị trường chứng khoán tăng trong nghi ngờ cùng với khối lượng nhỏ giọt thì đến tháng 3 cho đến tháng 5, đà tăng được củng cố bằng hàng loạt các thông tin vĩ mô. CPI được kiểm soát tốt về mức một con số so với đỉnh 23% của tháng 8/2011; các mức lãi suất điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm trong 2 quý đầu năm, Thị trường đã có một nhịp tăng trưởng mạnh hơn 48% trong 5 tháng đầu năm, VN-Index đạt đỉnh tại 488,07 điểm ngày 8/5/2012. Tuy nhiên về nửa cuối năm 2012, khi thông tin tốt đã được phản ánh vào giá, thị trường lại quay trở lại trạng thái giảm điểm cùng với thanh khoản suy giảm mạnh. Càng về cuối năm, câu chuyện về nợ xấu ngày càng được nhắc đến nhiều, khó khăn của nền kinh tế ngày càng lộ diện khi doanh nghiệp chết hàng loạt, xản xuất kinh doanh trì trệ, thị trường bất động sản đóng băng. Dòng tiền rút mạnh ra khỏi thị trường chứng khoán, nhà đầu tư chán nản khi có những phiên giao dịch chỉ hơn 10 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng trên sàn HO. Nửa cuối tháng 12/2012, một nhip tăng nóng bất ngờ quay trở lại trên thị trường khi lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm và những gói giải pháp cho thị trường bất động sản được định hình và chuẩn bị triển khai. Chỉ số VN-Index chốt năm tại 413,73 điểm, tăng 62,18 điểm tương ứng với 17,6% so với đóng cửa